THÀNH PHẦN
Cho 5 ml:
Acid tranexamic: 250 mg.
Nước cất pha tiêm màu đỏ: vừa đủ 1 ml.
DƯỢC LỰC HỌC
Acid tranexamic có tác dụng ức chế hệ phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt hóa plasminogen thành plasmin, vì vậy plasmin không được tạo ra. Do đó có thể dùng tranexamic để điều trị những bệnh chảy máu do phân hủy fibrin có thể xảy ra trong nhiều tình huống lâm sàng bao gồm đa chấn thương và đông máu trong mạch.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Sau khi tiêm tĩnh mạch một liều, thời gian bán thải trung bình trong huyết tương của thuốc là 2 giờ. Độ thanh thải trong huyết tương của thuốc xấp xỉ 7 lit/giờ. Hơn 95 % liều thuốc tiêm tĩnh mạch bài tiết đưới dạng không đổi theo nước tiêu. Chức năng thận giảm dễ gây tích tụ acid tranexamic. Acid tranexamie có tác dụng chống phân huỷ fibrin mạnh hơn 10 lần acid aminocaproic, (tính theo gam), đối với sự phân hủy fibrin gây ra bởi urokinase hoặc chất hoạt hóa plasminogen của mô (TPA).
CHỈ ĐỊNH
Zentramol được chỉ định phòng và điều trị xuất huyết do tiêu fibrin toàn thân hoặc cục bộ.
Điều trị và phòng ngừa chảy máu được coi như liên quan tới tăng tiêu fibrin: Dùng thời gian ngắn (2 - 8 ngày) trong và sau khi nhổ răng ở người bệnh ưa chảy máu, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, phẫu thuật bàng quang. Chảy máu miệng ở người rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải.
Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa và chảy máu sau chấn thương mắt, chảy máu mũi tái phát.
Làm giảm mất máu trong phẫu thuật (đặc biệt trong phẫu thuật tim, thay khớp, ghép gan).
Rong kinh hoặc băng huyết
Chảy máu do dùng quá liều thuốc làm tiêu huyết khối.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với acid tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Đang có nguy cơ hoặc có tiền sử mắc bệnh huyết khối như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.
Rối loạn thị giác kiểu loạn màu sắc mắc phải.
Suy thận nặng.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG
Dùng theo chỉ định của Bác sĩ.
Cách dùng: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch liên tục. Tiêm tĩnh mạch chậm, không được nhanh hơn 1 ml/phút.
Liều dùng
Người lớn:
Điều trị trong thời gian ngắn tình trạng chảy máu do tiêu fibrin quá mức: tiêm tĩnh mạch chậm, 0,5 - 1,0 g/lần (hoặc 10mg/kg/lần), ngày 3 lần. Sau điều trị ban đầu bằng tiêm tĩnh mạch, tiếp theo truyền tĩnh mạch liên tục, liều 25- 50 mg/kg/ngày.
Điều trị tiêu fibrin cục bộ trong thời gian ngắn (rong kinh, chảy máu đường tiêu hóa, rối loạn tiết niệu xuất huyết): 0,5 - 1,0 g/lần, tiêm tĩnh mạch chậm, 2- 3 lần/ngày.
Phẫu thuật răng cho những bệnh ưa chảy máu: 10 mg/kg/lần x 3 - 4 lần/ngày, ởnhững người bệnh không uống được. Hoặc tiêm 10 mg/kg ngay trước khi phẫu thuật, sau đó tiêm 10 mg/kg/lần x 3 - 4 lần/ngày, trong 2 - 8 ngày.
Điều trị tiêu fibrin toàn thân: 1 g/lần tiêm tĩnh mạch chậm, dùng cách mỗi 6 - 8 giờ/ngày.
Trẻ em:
Thông thường tiêm tĩnh mạch 10 mg/kg/lần x 2 - 3 lần/ngày.
Đối với người suy thận nặng
Cần phải điều chỉnh liều dùng của acid tranexamic như sau:
Bệnh nhân suy gan:
Không cần điều chỉnh liều.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm, cần phải báo ngay cho bác sĩ. Nếu bạn không có mặt tại bệnh viện, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất.
Phản ứng dị ứng, có thể nổi ban đỏ hoặc ban bọng nước, khó thở, sưng mặt, miệng, môi, mắt, sốt không rõ nguyên nhân. Khi gặp các triệu chứng này, hãy đến bệnh viện ngay.
Huyết khối tắc mạch. Có thể bao gồm sưng hoặc đau ở chân, ngực, đầu, yếu một bên và chân tay.
Tác dụng không mong muốn khác có thể có là: Thường gặp buồn nôn, tiêu chảy. Ít gặp nổi ban. Ngoài ra còn có thể gặp hạ huyết áp, thiếu máu cục bộ và nhồi máu não, đau đầu, chóng mặt, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, thời gian chảy máu bắt thường. Bất thường thị giác kiểu loạn màu sắc, giảm thị giác, bệnh võng mạc trung tâm. Hoại tử vỏ thận cấp ở
người bị bệnh ưa chảy máu. Hãy báo ngay cho Bác sĩ để xem xét giảm liều khi có các rồi loạn tiêu hóa, ngừng dùng thuốc khi có các rối loạn về thị giác.
Thông báo cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CẨN TRỌNG TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC
Hãy báo cho Bác sĩ nếu bạn đang có một trong các bệnh sau:
Suy thận, bị bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu não hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo.
Có các cục máu đông trong hệ thống thận có thể dẫn đến tắc nghẽn trong thận. Phải thận trọng ở người đái ra máu (tránh dùng thuốc nếu có nguy cơ tắc nghẽn niệu quản).
Nguy cơ huyết khối, đông máu rải rác nội mạch.
Thận trọng ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai.
Kiểm tra chức năng gan và thị giác thường xuyên khi điều trị đài ngày, đặc biệt có các triệu chứng của rối loạn thị giác bao gồm suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn màu suy giảm khi điều trị dài ngày.
Dùng acid tranexamic sau chảy máu dưới màng nhện có thể làm tăng tỉ lệ biến chứng thiếu máu cục bộ ở não.
Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, trẻ đang bú.
BẢO QUẢN
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, dưới 30 độ C.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh