✴️ Chữa rối loạn giấc ngủ ở đâu an toàn, hiệu quả

Nội dung

1. Rối loạn giấc ngủ “kẻ thù” thường gặp ở nhiều người

1.1 Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Trước đây, bạn thường nghe thấy chứng mất ngủ diễn ra ở người cao tuổi. Nếu trong nhà bạn có ông hay bà đã lớn tuổi, bạn có thể quan sát: nhiều người lớn tuổi thường ngủ rất ít (mỗi đêm họ chỉ ngủ được khoảng 3-4 tiếng, thậm chí có người còn thức trắng đêm), ngủ hay giật mình tỉnh giấc, sau đó khó ngủ tiếp, ban ngày ngủ gà ngủ gật. Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.

Ngày nay, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ thấy ác mộng, giật mình tỉnh giấc sau đó trằn trọc mãi mới ngủ tiếp được, có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Nhất là những người làm các công việc lao động trí óc, căng thẳng, stress, áp lực kéo dài.

Trẻ nhỏ cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ, điển hình như: trẻ quấy khóc, mê sảng, mông du (thường gặp ở trẻ khoảng 12 tuổi, tỷ lệ mộng du chiếm tới 15% trẻ em và tỷ lệ nam nhiều hơn nữ).

Rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ, người trưởng thành, trung niên, người cao tuổi.

 

1.2 Rối loạn giấc ngủ gây nguy hiểm đến sức khỏe

Hội chứng rối loạn giấc ngủ được hiểu sự rối loạn về chu kỳ thức – ngủ tự nhiên, gây ra tình trạng như: mất ngủ, ngủ nhiều, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay giật mình tỉnh giấc sau đó khó ngủ tiếp. Trong đó, tình trạng phổ biến nhất hiện nay của rối loạn giấc ngủ là chứng mất ngủ.

Giấc ngủ ở một người bình thường kéo dài khoảng 7-8 giờ trung bình mỗi đêm. Giấc ngủ rất quan trọng, bởi khi ngủ cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và điều hòa lại các hoạt động mất sức trong ngày.

Nếu bạn thiếu ngủ hoặc mất ngủ trong một thời gian dài, cơ thể bạn phản ánh rõ rệt điều này thông qua các biểu hiện: cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn làm việc, trí nhớ giảm sút, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, huyết áp tăng cao, trầm cảm và kéo theo hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác như: tim mạch, cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim (đột tử), tai biến mạch máu não, ngưng thở khi ngủ, thậm chí nặng có thể dẫn tới tử vong.

Rối loạn giấc ngủ được xem là “hung thủ” của nhiều người, đặc biệt là những người cao tuổi, người đang mắc các bệnh lý mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, thần kinh, rối loạn tâm thần, suy gan, suy thận,… Khi bị rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ kéo dài dễ gây tình trạng mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên) và làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền sẵn có nêu trên.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý.

 

2. Chữa rối loạn giấc ngủ ở đâu an toàn, hiệu quả, chi phí phù hợp

Hiện nay điều trị rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là chứng mất ngủ cần đảm bảo 2 vấn đề chính đó là: kiếm soát về hành vi và sử dụng thuốc hiệu quả.

– Kiểm soát về hành vi bao gồm vệ sinh giấc ngủ, tự kiểm soát giấc ngủ, thư giãn, phản hồi sinh học, điều trị nhận thức. Về vệ sinh giấc ngủ cần lưu ý: thời gian ngủ đều đặn, tạo môi trường tốt để ngủ, nới rộng thời gian ngủ, hạn chế sử dụng các chất kích thích đặc biệt là khi gần đi ngủ, tránh lo lắng căng thẳng khi đi ngủ, nên tập thể dục thường xuyên trước khi ngủ nhưng không quá 30 phút.

– Sử dụng thuốc hiệu quả: một số loại thuốc sẽ được kê có tác dụng giúp an thần, làm giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ. Việc sử dụng thuốc an thần kinh cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh – tâm thần. Bạn tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm hoặc tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top