Bài tập 1: Luyện tâm cử động
Để thực hiện bài tập này, bạn hãy dùng bàn tay không bị thương chậm rãi nắn ngón tay thẳng ra rồi bẻ gập lại. Hãy giữ cho thẳng rồi từ từ bẻ gập lại. Bài tập này giúp ngón tay khỏe hơn và dễ dàng cử động hơn.
Bài tập phục hồi chức năng ngón tay
Bài tập 2: Duỗi căng ngón tay
Bài tập này giúp ngón tay của bạn khỏe hơn. Bạn hãy úp bàn tay bị thương lên bàn. Lần lượt nhấc từng ngón tay lên.
Bài tập phục hồi chức năng ngón tay
Bài tập 3: Tăng sức nắm
Để làm bài luyện tập này, bạn hãy nắm chặt lòng bàn tay bị thương và tạo thành nắm đấm trong vài giây. Bạn có thể nắm tay không, hoặc nắm tay vào một quả bóng (ví dụ một quả bóng cao su mềm hoặc bóng tennis). Nếu dùng bóng tennis hãy khứa một vết vào trái bóng để dễ bóp hơn.
Bài tập phục hồi chức năng ngón tay
Bài tập 4: Mở rộng cánh tay, căng lòng bàn tay và các ngón tay. Lần lượt, chạm từng đầu ngón tay và ngón tay cái của bàn tay ấy, xoa tròn hai ngón tay vào nhau rồi lại duỗi tay ra. Lặp đi lặp lại hành động trên từ 8 - 10 lần.
Bài tập phục hồi chức năng ngón tay
Bài tập 5: Nhặt đồ vật
Bài luyện tập này cải thiện kỹ năng vận động tinh vi. Ví dụ như viết hoặc buộc giây giày.
Để thực hiện bài tập này, bạn hãy dùng ngón tay bị thương và ngón cái để nhặt những vật nhỏ, ví dụ như tiền xu, bi, hoặc khuy áo.
Bài tập phục hồi chức năng ngón tay
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh