Những tác hại đến cơ thể khi sử dụng đồ công nghệ quá nhiều

Sử dụng smartphone, máy tính bảng, laptop, máy ảnh và các thiết bị kỹ thuật cao thường xuyên, liên tục sẽ khiến bạn gặp nhiều những khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên một số căn bệnh. Hãy xem những tác động xấu thường gặp nhất nhé.

Khuỷu tay của người Selfie

Selfie là việc tìm góc tốt nhất dành cho khuôn mặt để có 1 bức ảnh tuyệt hảo, chứ không dành cho xương khớp: với cánh tay giữ nguyên trước mặt và khuỷu tay chịu lực ở góc độ rất bất tiện, với thời gian kéo dài từ 10 đến 15 giây một lần – “không phải là một tư thế thích hợp và tốt cho xương khớp của bạn, đặc biệt là khuỷu tay, cẳng tay và cố tay ”, Bác sĩ Szeto, thuộc Đại học Y khoa Texas, Mỹ, cho biết.

Vấn đề: Chụp hàng loạt ảnh selfie thường xuyên có thể tạo áp lực đến một số cơ cẳng tay và các dây chằng ở cẳng tay, khớp khuỷu. Khi bạn dùng các cơ đó quá mức, những vết rách siêu vi hình thành xung quanh vị trí nó liên kết với khớp khuỷu từ đó gây viêm khớp khuỷu. “Đó cũng chính là những cơ bị ảnh hưởng trong chứng ‘khuỷu tay quần vợt’”, theo Bác sĩ Szeto.

Khắc phục: Hạn chế selfie để cơ tay và khớp khuỷu của bạn có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Thay thế 2 tay khi cầm máy ảnh, hoặc dùng gậy chụp ảnh Selfie, hoặc tốt nhất là có thể nhờ bạn bè chụp ảnh hộ.

 

Đau ngón tay cái hoặc ngón trỏ

Khi bạn mải miết trả lời tin nhắn, chat, chơi Candy Crush, hoặc chỉ đang lướt mạng xã hội, bạn có thể vô tình gây nên chấn thương quá độ bằng việc lặp đi lặp lại động tác trượt, bấm của ngón tay cái.

Vấn đề:  Cuộn, lướt, gõ chữ - ngón tay cái của bạn dường như làm nhiều việc hơn mức cho phép và lại giữ ở cùng 1 tư thế của ngón tay cái trên điện thoại hoặc laptop. Di chuyển ngón cái lặp đi lặp lại cùng một động tác có thể gây viêm dây chằng ngón tay cái và bạn thường thấy đau mỏi ngón cái sau khi dùng liên tục hàng giờ điện thoại, máy tính bảng. Bác sỹ Szeto lưu ý rằng điều này cũng có thể xảy ra ở dây chằng ngón trỏ, thường được dùng để gõ chữ trên máy tính bảng hoặc điện thoại.

Khắc phục: Nghỉ ngơi vài phút một lần để thư giãn ngón tay cái và ngón trỏ, giúp ngăn ngừa hoạt động quá mức. Thử thay thế ngón khác để gõ chữ.   

 

Cổ của người dùng máy tính bảng

Bất kì thiết bị di động cầm tay nào có thể gây nên các vấn đề trong tư thế, nhưng thật khó để cầm chiếc máy tính bảng theo tư thế sinh lý thông thường của cột sống cổ. 

Vấn đề: Phần lớn mọi người cầm máy tính bảng quá thấp, để lên trên đùi hoặc dựa vào đùi, hoặc để trên bàn thấp. Khi cúi nhìn xuống vào màn hình máy tính bảng, cơ cổ phải làm việc quá thời gian để nâng đỡ đầu, gia tăng thêm nhiều áp lực đến các đốt sống cổ. Khi tình trạng này xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, cột sống cổ của bạn thường xuyên đau mỏi và từng bước thoái hóa.

Khắc phục: Nếu bạn đang xem một video hãy đặt máy tính bảng trên bàn ngang tầm mắt. Nếu bạn đang gõ chữ, thử sử dụng thiết bị giống như sử dụng một máy tính cá nhân, chẳng hạn như sử dụng bàn phím và đặt màn hình trên bàn ngang tầm mắt. Và cứ vài phút nghỉ ngơi một lần, dời mắt khỏi màn hình máy tính bảng, để cho các ngón tay nghỉ ngơi trong khoảng 15 đến 30 giây.

 

Cổ của người xem TV

Bạn có thể gây áp lực đến vùng cổ khi đang xem chương trình TV hoặc bộ phim ưa thích.

Vấn đề: Khi xem TV, cổ của bạn bị kéo ra quá mức về phái trước, tức là bị “gập ở một tư thế khó chịu.” Từ việc làm căng cơ cổ, bạn có thể đối mặt với chứng đau cổ và thoái hóa cột sống cổ. 

Khắc phục: Tốt hơn là di chuyển TV đến vị trí lý tưởng đối với sinh lý cơ thể và cột sống cổ. Bạn nên luôn đặt TV ngang tầm mắt, ngồi xem tại vị trí có thể nhìn thẳng vào. Theo đó, cổ và cột sống sẽ ở “tư thế trung tính”- VD, bạn sẽ không phải nâng hoặc xoay cổ để nhìn màn hình. Khi xem phim tại rạp, đừng nên chọn những hàng ghế đầu trong rạp chiếu phim.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top