✴️ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trẻ bại não

Nội dung

SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KINH, VẬN ĐỘNG BÌNH THƯỜNG Ở TRẺ EM

Trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi

Trẻ 4 - 6 tháng tuổi

Trẻ 7 - 9 tháng tuổi

 Trẻ 10 - 12 tháng tuổi

Trẻ 13 - 18 tháng

Trẻ 24 tháng

Trẻ 36 - 48 tháng

Trẻ 5 tuổi

Trẻ 6 - 7 tuổi

Trẻ 8 - 9 tuổi

Trẻ 10 - 12 tuổi (thời kỳ tiền dậy thì)

Trẻ 13 - 15 tuổi: Thời kỳ dậy thì

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BẠI NÃO

Giới thiệu

Bại não

Là các rối loạn vận động do tổn thương não không tiến triển:

Xảy ra vào giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh đến 5 tuổi.

Biểu hiện bằng các bất thường về vận động và tư thế thân mình.

Tỷ lệ mắc bại não

Khoảng 2/1.000 trẻ sinh ra sống; chiếm khoảng 30-40% tổng số trẻ khuyết tật.

Giới tính

Bại não hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái.

Các vấn đề liên quan đến bại não

Vấn đề về vận động thô

Thường chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi.

Gặp khó khăn về kiểm soát đầu cổ (đầu gục về phía trước hoặc ưỡn ra phía sau).

Trẻ bại não thể nhẹ có thể sẽ biết ngồi, đứng, đi lại được nếu can thiệp phục hồi chức năng sớm và kiên trì.

Trẻ bại não thể nặng khó có khả năng ngồi, đứng, đi lại.

Vấn đề về vận động tinh

Bàn tay hay nắm chặt, ngón cái khép chặt khiến trẻ khó khăn khi cầm nắm, thả đồ vật.

Phối hợp hai tay, phối hợp tay-mắt khi cầm nắm kém.

Vấn đề về ăn uống

Khó khăn khi mút bú, nhai, nuốt do kiểm soát đầu cổ, vận động của miệng - lưỡi và cơ nhai kém. Vì vậy trẻ bại não hay bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.

Khả năng tự ăn uống khó khăn do vận động cầm nắm của hai tay kém.

Vấn đề tự chăm sóc

Hay gặp khó khăn trong việc tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn-uống, cởi-mặc quần áo, đi vệ sinh, chải đầu, vệ sinh thân thể và di chuyển.

Cần nhiều trợ giúp và tập luyện để có thể đạt được các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập.

Trẻ bại não thể nặng thường bị phụ thuộc vào sự chăm sóc đặc biệt của gia đình/trung tâm.

Vấn đề học hành

Kỹ năng chơi của trẻ bại não thường chậm hoặc hạn chế do vận động tay chân hạn chế.

Cần nhiều trợ giúp để thích nghi với môi trường, trường học.

Trẻ bại não thể nhẹ (tự đi lại, nói được) có thể đi học tại các trường bình thường. Có thể gặp khó khăn về học đọc, học viết.

Trẻ bại não thể nặng (không biết ngồi-đứng-đi, không biết nói) ít có cơ hội đi học hoặc phải học tại các trung tâm/trường đặc biệt.

Vấn đề việc làm

Khó khăn khi học nghề do các khiếm khuyết về vận động, trí tuệ, giao tiếp bằng lời nói.

Khó khăn khi tìm việc làm, ít có cơ hội được tuyển vào làm việc.

Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường làm việc trong gia đình và ngoài cộng đồng, cần nhiều sự trợ giúp.

Vấn đề tâm lý của trẻ và gia đình

Tâm lý chán nản, buông xuôi, bất hoà trong gia đình hay xảy ra với các gia đình có con bị bại não do tiến triển điều trị - phục hồi chức năng bệnh chậm, kinh tế khó khăn.

Một số trẻ bại não bị bỏ rơi, không được chăm sóc dẫn đến tâm lý chán nản, thờ ơ, hành vi bất thường.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA

Yếu tố nguy cơ gây bại não ở trẻ em Việt Nam*

Yếu tố nguy cơ trước sinh

Bệnh của mẹ: Mẹ bị sảy thai trước đó, dị tật bẩm sinh, ngộ độc thai nghén, chậm phát triển trí tuệ, tiếp xúc hóa chất-thuốc trừ sâu, nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai, bị chấn thương, dùng thuốc khi mang thai, bị bệnh tuyến giáp trạng, bị đái tháo đường khi mang thai v.v...có nguy cơ có con mắc bại não.

Bệnh của con: Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật não, vòng rau cuốn cổ, tư thế thai bất thường.

Yếu tố nguy cơ trong sinh

Đẻ non (dưới 37 tuần)t

Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g)t

Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh: Trẻ đẻ ra không khóc ngay, tím tái hoặc trắng bệch phải cấp cứu.

Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.

Vàng da nhân não sơ sinh: Trẻ bị vàng da sơ sinh ngay từ ngày thứ 2 sau sinh, vàng đậm không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể xuất hiện bỏ bú, tím tái và duỗi cứng chi (dấu hiệu tổn thương não).

Yếu tố nguy cơ sau sinh

Chảy máu não - màng não sơ sinh.

Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não.

Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng: Suy hô hấp nặng phải thở ôxy, thở máy.

Chấn thương sọ não: Do ngã, tai nạn, đánh đập.

Các nguyên nhân khác gây tổn thương não: Co giật do sốt cao đơn thuần, ỉa chảy mất nước nặng...

Phòng ngừa bại não ở trẻ em Việt Nam

Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.

Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bại não.

Khám theo dõi thường quy trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hàng quý trong 12 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm bại não.PP

 

PHÁT HIỆN SỚM VÀ CHẨN ĐOÁN

Dấu hiệu phát hiện sớm bại não khi 6 tháng tuổi*

Một trẻ bị một vài yếu tố nguy cơ nói trên khi 6 tháng tuổi có:

Bốn dấu hiệu chính

Trẻ có cơn co cứng hoặc/và chân duỗi cứng khi đặt đứng;

Trẻ không kiểm soát đầu cổ hoặc/và không biết lẫy hoặc/và nằm sấp không ngẩng đầu;

Hai tay trẻ luôn nắm chặt;

Hai tay trẻ không biết với cầm đồ vật.

Bốn dấu hiệu phụ

Không nhận ra khuôn mặt mẹ.

Ăn uống khó khăn.

Không đáp ứng khi gọi hỏi.

Khóc nhiều suốt ngày đêm sau sinh.

Một số dấu hiệu khác

Mềm nhẽo sau sinh.

Không nhìn theo đồ vật.

Không quay đầu theo tiếng động.

Co giật.

Cần được khám bác sỹ nhi, thần kinh, phục hồi chức năng ngay để chẩn đoán xác định bại não.

 

CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG BẠI NÃO

Trẻ bại não có thể bị

Liệt cứng nửa người: tay và chân một bên người bị tổn thương.

Liệt cứng hai chân: hai chân bị tổn thương.

Liệt cứng tứ chi: tứ chi bị tổn thương.

Liệt một chi: một chi bị tổn thương.

Trẻ bại não có thể thuộc 1 trong các thể lâm Sàng Sau

Thể Co cứng.

Thể Múa vờn.

Thể Thất điều.

Thể Nhẽo.

Thể Phối hợp.

Bại não thể co cứng

Có các dấu hiệu sau

Tăng trương lực cơ

Khi ta vận động thụ động tại các khớp trẻ chống lại mạnh.

Các cơ cứng, gồng mạnh khiến trẻ vận động khó khăn.

Giảm cơ lựcYếu các cơ nâng cổ, thân mình (đầu cổ gục, lưng còng), cơ gập mu bàn tay (bàn tay gập mặt lòng), cơ gập mu bàn chân (bàn chân thuổng)...

Mẫu vận động bất thường

Hay gập khuỷu, gập lòng bàn tay, khép vai, khép ngón cái, sấp cẳng tay, bàn chân duỗi cứng, duỗi hoặc gập khớp gối mạnh.

Khi trẻ vận động chủ động thì tứ chi đều tham gia chuyển động thành một khối (vận động khối).

Các dấu hiệu khác: Rung giật cơ (khi gập mu bàn chân nhanh thấy co giật cơ gân gót); co rút cơ (trẻ bị khép háng, gập gối, gập lòng bàn chân... mạnh).

Bại não thể múa vờn

 các dấu hiệu sau

Trương lực cơ luôn thay đổi: người trẻ lúc gồng cứng, lúc mềm, lúc bình thường.

Vận động vô ý thức:

Thăng bằng đầu cổ kém: đầu lúc giữ thẳng lúc gục xuống, hoặc quay hai bên liên tục.

Ngón tay-ngón chân cử động ngoằn ngoèo liên tục nên trẻ khó với cầm đồ vật.

Môi - hàm vận động liên tục, lưỡi hay thè ra, có thể có rung giật các chi.

Dấu hiệu khác: chảy nhiều nước rãi, có thể bị điếc ở tần số cao.

Bại não thể thất điều

Có các dấu hiệu sau

Trương lực cơ giảm toàn thân

Rối loạn điều phối vận động hữu ý:

Kiểm soát thăng bằng đầu cổ, thân mình kém.

Hai tay vận động quá tầm, rối tầm, không thực hiện được động tác tinh vi.

Thăng bằng khi ngồi, đứng, đi kém.

Đi lại như người say rượu.

Bại não thể nhẽo

Có các dấu hiệu sau

Trương lực cơ toàn thân: Toàn thân mềm nhẽo, cơ lực yếu.

Vận động: Trẻ ít cử động tay chân, luôn nằm yên trên giường.

Phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ (khác với bệnh cơ).

Thể phối hợp

Thường hay phối hợp bại não thể co cứng và múa vờn.

Có các dấu hiệu sau

Trương lực cơ thay đổi: Tứ chi lúc tăng mạnh lúc bình thường.

Vận động vô ý thức: Ngón tay - ngón chân cử động ngoằn ngoèo; miệng

lưỡi vận động liên tục, có thể có rung giật các chi giống bại não thể múa vờn.

Vận động khối: Toàn thân vận động khi trẻ muốn thực hiện một hoạt động giống trẻ bại não thể co cứng.

Dấu hiệu chung cho tất cả các thể bại não

Chậm phát triển vận động thô

Chậm lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi.

Chậm phát triển vận động tinh

Khiếm khuyết về sử dụng bàn tay trong cầm nắm và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Chậm phát triển kỹ năng giao tiếp sớm (trong 12 tháng đầu)

Kỹ năng tập trung: không quay đầu đáp ứng với âm thanh, đồ chơi có màu sắc, nhìn vào mặt mẹ-người thân.

Kỹ năng bắt chước-lần lượt: hóng chuyện, biểu lộ tình cảm, không quay đầu theo tiếng động.

Kỹ năng chơi: với cầm đồ vật, phối hợp tay-mắt, thích thú với trò chơi có tính xã hội.

Kỹ năng giao tiếp cử chỉ: thể hiện nét mặt, dùng mắt để thể hiện vui thích...

Kỹ năng

Chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Kỹ năng hiểu ngôn ngữ, phát âm, dùng ngôn ngữ để giao tiếp...

Chậm phát triển trí tuệ

Một số trẻ bại não nhẹ và vừa có khả năng đi học và tiếp thu bình thường. Trẻ bại não có khó khăn về nói, chậm tiếp thu thì học hành rất khó khăn và thường không được đến trường.

Rối loạn điều hòa cảm giác

Trẻ bại não không bị rối loạn cảm giác nông như nóng, lạnh, đau. Một số trẻ có thể bị rối loạn điều hoà cảm giác như khi ta sờ nhẹ vào má, chạm tóc búp bê... vào người trẻ khiến trẻ phản ứng dữ dội (giật thột người, co cứng toàn thân, khóc thét...)

Liệt các dây thần kinh sọ não

Lác mắt, sụp mí, mù, điếc, méo miệng...

Các dấu hiệu khác

Trẻ bại não có thể bị cong vẹo cột sống, động kinh.

Phản xạ nguyên thuỷ bất thường

Phản xạ duỗi chéo: Nhấc bổng trẻ lên, quan sát thấy hai chân của trẻ duỗi cứng và bắt chéo vào nhau.

Phản xạ nâng đỡ hữu hiệu

Đặt trẻ đứng quan sát thấy hai chân duỗi cứng, nhón gót.

Phản xạ mê đạo trương lực sấp

Đặt nằm sấp, trẻ không nâng đầu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top