Viêm amidan thường được chia thành hai loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Khác với bệnh viêm amidan cấp tính có thể điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, viêm amidan mạn tính là lý do thường gặp nhất để cắt ở người lớn. Do đó, các bạn phải hiểu rõ về căn bệnh này để sớm kiểm soát được tình trạng viêm amidan mạn tính.
Viêm amidan là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở amidan có thể là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan bị viêm đi viêm lại nhiều lần và kéo dài trong ít nhất khoảng 3 tháng. Những người mắc phải căn bệnh này khi điều trị bằng thuốc kháng sinh, tình trạng viêm amidan sẽ thuyên giảm nhưng sau khi ngưng dùng thuốc thì các dấu hiệu sẽ lại tái phát.
Các biểu hiện của bệnh viêm amidan mãn tính thường không rầm rộ nên nhiều người xem nhẹ nó. Tuy nhiên, chính sự chủ quan này đã khiến căn bệnh không được điều trị kịp thời và trở thành ổ chứa các loại vi khuẩn, dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng về sau. Viêm amidan mạn tính là một trong các chỉ định hàng đầu của việc cắt amidan.
Tùy thuộc phản ứng miễn dịch của cơ thể mà khi mắc phải căn bệnh này, amidan của người bệnh teo nhỏ đi hoặc to ra. Dựa trên 2 hình thái này, người ta chia bệnh viêm amidan mạn tính thành 3 thể là hốc mủ, thể xơ teo và thể quá phát.
Ở thể này, khi quan sát sẽ thấy trên bề mặt của amidan xuất hiện những hạch mủ có màu trắng đục nhỏ. Dấu hiệu thường gặp là hôi miệng và đau rát cổ họng. Khi ho hoặc ăn uống thì những hạch mủ có thể bật ra bên ngoài.
Đặc trưng bởi hiện tượng amidan hai bên bị tấy đỏ và sưng tỏ. Tùy theo mức độ sưng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ phân theo những cấp độ khác nhau. Khi hai bên amidan sưng ở mức độ cao nhất thì sẽ chạm vào nhau và gây ra tình trạng khó thở, thậm chí là ngưng thở khi đang ngủ. Viêm amidan thể quá phát thường gặp ở đối tượng là trẻ em.
Viêm amidan thể xơ teo là căn bệnh thường gặp ở người lớn. Lúc này, amidan bị nhỏ lại và có bề mặt lỗ chỗ, gồ ghề hoặc chằng chịt xơ trắng, có dấu hiệu bị viêm nhiễm nhiều lần,… Đồng thời, amidan bị mất đi vẻ mềm mại bình thường và ấn vào thấy phòi mủ hôi ở các gốc.
Không phải cứ ai bị viêm amidan thì cũng sẽ trở thành bệnh viêm amidan mạn tính. Theo đó, một số nguyên nhân khiến mọi người dễ mắc bệnh viêm amidan mạn tính là:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo nguyên tắc là chỉ định bắt buộc với căn bệnh viêm amidan cấp. Sau khi điều trị bằng kháng sinh, các dấu hiệu của viêm amidan sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan và tưởng rằng đã khỏi bệnh hoàn toàn nên ngừng thuốc trong khi chưa uống đủ liều.
Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm amidan mãn tính. Đặc biệt là với một số loại vi khuẩn như Liên cầu A thì việc điều trị bằng thuốc kháng sinh phải kéo dài từ 7 – 10 ngày trong khi chỉ cần khoảng 2 – 3 ngày là các dấu hiệu đã gần như được cải thiện hoàn toàn.
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị dạ dày và thức ăn bị trào ngược lên trên thực quản. Nếu cơ thắt thực quản hoạt động không tốt thì dịch vị dạ dày có thể lên tới tận thanh quản.
Lúc này, nó sẽ bào mòn và gây ra tình trạng viêm vùng hầu họng. Amidan cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi hiện tượng này xảy ra. Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng mãn tính nên nếu bị thường xuyên sẽ dẫn tới viêm amidan mạn tính.
Viêm amidan mạn tính thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường, nhất là trẻ nhỏ, người già hoặc những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV, gầy yếu,… Những người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch cũng dễ bị viêm amidan mạn tính.
Môi trường ô nhiễm bị khói bụi hoặc khói thuốc lá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những viêm nhiễm không chỉ tại amidan mà cả đường hô hấp và hầu họng. Với một số lượng lớn vi khuẩn thì việc dễ mắc bệnh là điều dễ hiểu. Ngoài ra, mặc dù đã chữa trị khỏi thì việc nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần do môi trường ô nhiễm cũng dễ dẫn tới viêm amidan mãn tính.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh