Căng cơ bắp chân xảy ra khi cơ bắp chân ở chân bị xoắn, bị ép, bị kéo căng hoặc thậm chí là bị rách. Căng cơ bắp chân có thể trở thành mạn tính nếu không được điều trị đúng cách, dẫn đến cơ bắp chân ngày càng thiếu sự đàn hồi và rách các sợi cơ cho đến cuối cùng - cơ bắp chân bị rách hoàn toàn tương tự như một sợi dây thừng để lâu ngày và bị hao mòn theo thời gian.
Tình trạng này có thể xảy ra khi vận động hay các hoạt động hàng ngày. Có thể kể đến một số lý do như:
Tình trạng căng cơ bắp chân thường xuất hiện trên các vận động viên, đặc biệt ở những vận động viên vận động đặc thù như nhảy, chạy…
Các triệu chứng ban đầu bao gồm tình trạng đau nhói ở bắp chân – đặc biệt khi thử động tác nhón người lên bằng mũi chân. Một số vận động như đi cầu thang cũng gây cảm giác đau.
Ngoài ra, các dấu hiệu cũng có thể gặp phải như:
Căng cơ bắp chân chia làm 3 độ:
Đối với phục hồi căng cơ bắp chân, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tốt mà không cần dùng thuốc cũng như không cần các can thiệp trực tiếp vào cơ như phẫu thuật. Vật lý trị liệu tập trung vào việc làm giảm sưng tấy, giảm đau, lấy lại sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng vận động và chức năng của cơ bắp – ngăn ngừa tái phát tình trạng này trong tương lai.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ bắp chân cũng như nhu cầu cần phục hồi như thế nào, vật lý trị liệu có thể bao gồm:
Một số tình trạng căng cơ nhẹ có thể được điều trị tại nhà theo phác đồ riêng biệt, tuy nhiên nếu tình trạng căng cơ bắp chân trở thành mạn tính, có thể gây ra các nguy cơ rách cơ nhiều hơn và tăng khả năng gây ra tình trạng dáng đi bất cân đối do đau. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm và áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu khi bị căng cơ bắp chân nhằm hồi phục và quay trở lại với các hoạt động, các môn thể thao hàng ngày. Tổng thời gian phục hồi trung bình có thể kéo dài từ 04 bốn đến 06 tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và sự tuân thủ của người bệnh với các bài tập vật lý trị liệu.
Cách tốt nhất để dự phòng tình trạng căng cơ bắp chân là kết hợp các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh như một phần quan trọng trong kế hoạch tập luyện tổng thể của một cá nhân. Nếu là các môn thể thao, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn có các bài tập tốt nhất cho các hoạt động hàng ngày. Một khi bị chấn thương cơ bắp chân, khả năng tái phát cao sẽ cao hơn đáng kể, vì vậy điều quan trọng là phải dự phòng tình trạng này xảy ra đặc biệt khi chơi các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh bộc phát của chân như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, bóng chày, điền kinh...
Những lưu ý khác có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ căng cơ bắp chân bao gồm:
Căng cơ bắp chân là vấn đề có thể gặp phải trong các hoạt động hàng ngày, nhất là các hoạt động thể chất và đặc biệt trên những đối tượng vận động viên. Tình trạng căng cơ có thể tái diễn nhiều lần, gây các hệ quả xấu đến vận động, và việc dự phòng cũng như điều trị sau những lần gặp phải là hết sức quan trọng.
Các bài tập rèn luyện sức bền, rèn sức mạnh cơ bắp cũng như vật lý trị liệu sau các căng thẳng được coi là phù hợp và hiệu quả, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia thể thao, chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh