Vết bầm tím thường là kết quả của một tình trạng va đập ngoài da gây vỡ các mao mạch (là các mạc máu rất nhỏ nằm ngay dưới bề mặt da). Các mao mạch bị vỡ sẽ khiến máu bị rò rỉ vào các mô xung quanh, gây căng tức và đổi màu vùng dưới da.
Khi vết bầm tím hồi phục lại cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang hấp thu lại lượng máu đã bị rò rỉ ra. Đó là lý do tại sao màu sắc của vết bầm tím lại đổi màu. Trên thực tế, dựa vào màu sắc của vết bầm tím bạn có thể đoán được bạn đã bị bầm tím trong bao lâu và bạn đang ở trong giai đoạn nào của quá trình hồi phục.
Từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi biến mất hoàn toàn, một vết bầm tím thường sẽ kéo dài trong vòng 2-3 tuần. Một vài vết bầm tím khác có thể sẽ kéo dài hơn khoảng thời gian này. Một số vị trí trên cơ thể, đặc biệt là các chi như cánh tay và chân, có thể sẽ lâu lành hơn.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về các giai đoạn đổi màu của vết bầm tím. Bạn cũng cần phải nhớ rằng, sự thay đổi màu sẽ diễn ra rất từ từ và có rất nhiều sắc thái màu khác nhau biểu hiện trong từng giai đoạn.
Hồng và đỏ
Ngay sau khi va chạm, ví dụ như bị ngã cầu thang hoặc đập cánh tay vào cửa, tại vị trí bị va đập có thể sẽ có màu hơi hồng hoặc đỏ. Bạn cũng có thể sẽ nhận thấy vùng quanh vết bầm tím có thể hơi sưng và căng khi chạm vào.
Xanh lam và tím sẫm
Sau khoảng hơn 1 ngày va đập, vết bầm tím sẽ có màu sẫm hơn và chuyển sang màu xanh lam hoặc tím đậm. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu oxy cung cấp tới vị trí bị và đập và tình trạng sưng tại đây. Giai đoạn tối màu này có thể kéo dài trong khoảng 5 ngày sau khi bị va đập.
Xanh lá nhạt
Vào ngày thứ 6 sau khi bị va đập, vết bầm sẽ bắt đầu chuyển dần sang sắc xanh lá cây. Đây là dấu hiệu cho tháy hemoglobin trong máu đang bị phá hủy, đồng nghĩa với việc quá trình hồi phục đang bắt đầu.
Vàng và nâu
Vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 9 sau khi bị va đập, vết bầm tím sẽ chuyển sàng màu vàng sáng hoặc màu nâu sáng. Đây là giai đoạn cuối cùng khi cơ thể hấp thu ngược lại lượng máu bị rò rỉ ra. Sau giai đoạn này, vết bầm của bạn sẽ không đổi màu nữa và sẽ dần dần mờ đi và biến mất hoàn toàn.
Trong một số trường hợp, vết bầm sẽ không đổi màu và thậm chí có vẻ còn không có dấu hiệu là đang lành lại. Vết bầm cứng khi chạm vào, phát triển ngày một lớn hơn hoặc ngày càng trở nên đau đớn hơn có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu đang hình thành.
Tụ máu là tình trạng một cục máu hình thành ở dưới da hoặc trong cơ. Thay vì quá trình hồi phục như đã mô tả ở trên, cục máu tụ sẽ hình thành và gây chèn ép lên các phần xung quanh của cơ thể. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần sự trợ giúp của bác sỹ để hút bớt máu từ cục máu tụ ra.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác khiến vết bầm tím không biến mất đó là do sự cốt hóa lạc chỗ (heterotopic ossification). Tình trạng này sẽ xảy ra khi cơ thể hình thành các mảng bám canxi xung quanh vị trí bầm tím. Việc này sẽ làm vết bầm tím căng tăng và cứng khi chạm vào. Bạn có thể sẽ cần phải tiến hành chụp X quang để chẩn đoán tình trạng cốt hóa lạc chỗ này.
Bạn cũng nên đến gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:
Nếu bạn có bất cứ lo ngại nào về vết bầm tím của mình, kể cả khi đó là những triệu chứng không được liệt kê ở trên, bạn cũng nên đến gặp bác sỹ ngay lập tức.
Trong khi gần như bạn không thể dự phòng được vết bầm tím, nhưng bạn có thể thực hiện một số cách để đẩy nhanh quá trình hồi phục tại nhà.
Vết bầm tím sẽ đổi rất nhiều màu trong quá trình hồi phục. Hiểu được mỗi màu sắc có ý nghĩa gì sẽ giúp bạn biết được bạn chỉ bị bầm tím thông thường hay đó là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh