- Xét nghiệm nhóm máu giúp bạn biết mình thuộc nhóm máu nào. Việc phân loại các nhóm máu sẽ dựa vào kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, các loại kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền của ba mẹ nên khi xét nghiệm nhóm máu bạn sẽ không cần phải nhịn ăn.
- Xét nghiệm công thức máu rất quan trọng vì đánh giá số lượng, thành phần máu để xác định các vấn đề sức khoẻ và phát hiện các rối loạn mà cơ thể đang mắc phải.
- Xét nghiệm Beta hCG thử thai bởi Beta hCG là một loại hormone được sinh ra trong khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Beta hCG di chuyển vào trong máu thai phụ và được đào thải qua nước tiểu. Vì vậy khi xét nghiệm Beta hCG bạn không nhất thiết phải nhịn ăn, tuy nhiên bạn vẫn phải nhịn các đồ uống có vị ngọt trước 12 tiếng.
- Xét nghiệm viêm gan B, theo chuyên gia việc việc nhịn ăn khi xét nghiệm viêm gan siêu vi B sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Xét nghiệm HIV dựa vào việc tìm kháng nguyên và kháng thể của virus, vì vậy khi đi xét nghiệm không cần nhịn ăn. Ngược lại, bạn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi xét nghiệm.
- Xét nghiệm tìm giun sán là phương pháp tìm các kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu người bệnh. Việc ăn uống và chuyển hóa thức ăn không ảnh hưởng đến nồng độ kháng thể trong máu, vì vậy khi đi xét nghiệm ký sinh trùng giun sán bạn không cần nhịn ăn.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư giúp tìm ra các dấu ấn ung thư, đó là các protein đặc biệt, do tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormon (ví dụ ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…)
- Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, thai phụ không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm NIPT, ngược lại thai phụ cần được ăn uống đầy đủ để giữ gìn sức khỏe phòng trường hợp khi lấy máu bị tụt huyết áp.
Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Đối với những xét nghiệm máu không đòi hỏi phải nhịn ăn thì người bệnh vẫn nên lưu ý tránh các loại thực phẩm sau đây:
- Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Cà phê có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa nên cũng cần hạn chế.
- Kẹo cao su (kể cả loại không đường) cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bởi nó làm tăng tốc độ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác, người bệnh nên:
- Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết khi được yêu cầu nhịn ăn.
- Trong thời gian nhịn ăn vẫn có thể dùng thuốc như bình thường, trừ khi có yêu cầu khác của bác sĩ.
- Nếu nhầm lẫn giờ giấc và lỡ ăn trước khi làm xét nghiệm thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và tốt nhất là dời lại lịch xét nghiệm máu.
- Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nhịn ăn an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh