✴️ Cách để Ngừng Hối tiếc về một Quyết định

Nội dung

Hiểu rõ về tâm lý hối hận. Sự hối hận là một dạng cảm xúc mạnh mẽ. Học cách đương đầu với điều bạn hối tiếc tức là phải hiểu rõ tâm lý về nó.

  • Cảm giác hối hận là những cảm giác tội lỗi, buồn bã, hay tức giận về những quyết định trong quá khứ. Mọi người đều đã từng hối tiếc về điều gì đó trong khoảnh khắc nào đó của cuộc đời, đặc biệt là các bạn trẻ, song đây lại trở thành một vấn đề lớn khi bạn mãi nghĩ về những lỗi lầm quá khứ, khi nó khiến bạn trở nên thờ ơ với cuộc sống, sự nghiệp và những mối quan hệ cá nhân của mình.[1]
  • Suy nghĩ phản thực tế dẫn đến sự hối tiếc. Điều này nghĩa là càng dễ tưởng tượng một kết thúc khác tốt hơn thì chúng ta càng dễ hối tiếc với quyết định đó. Sự hối tiếc đạt đỉnh điểm khi bạn nghĩ rằng mình sắp tiến đến thành công song lại để cơ hội vuột khỏi tầm tay do thiếu kế hoạch và hành động. Giả dụ như khi bạn chọn số chơi xổ số, tờ vé số mà bạn không chọn thì lại có dãy số trúng thưởng.[2]
  • Sự hối tiếc mang lại tác động cảm xúc và thể chất tiêu cực. Nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần như phiền muộn và lo lắng hay căng thẳng kéo dài, dẫn đến việc mất cân bằng hóc môn và suy yếu hệ miễn dịch.[3]
  • Cảm giác nuối tiếc lại hoàn toàn khác biệt giữa nam và nữ. Phụ nữ khi đã trải qua những mối tình trong quá khứ thường hay hối tiếc về ký ức lãng mạn của mình trước đây.[4]

 

Đừng cố ép bản thân. Việc gánh quá nhiều trách nhiệm vượt quá sức mình chỉ làm bạn nhanh chóng hối tiếc. Học cách nới lỏng hơn những mong mỏi cá nhân và chấp nhận rằng có quá nhiều điều trong cuộc sống mà bạn không thể thay đổi được, để ngăn mình khỏi phải hối tiếc.

  • Khi cảm thấy bản thân hối tiếc, và nghĩ mãi về những điều mà bạn có thể làm khác hơn, hãy tự lôi mình khỏi tình huống này ngay. Tự hỏi rằng "nếu một người bạn hay người thân trong gia đình nói với tôi điều này, tôi sẽ nói gì đây? Liệu tôi có nên cho rằng việc mình bị khiển trách như thế là hợp tình hợp lí không?".
  • Xem xét tình hình trong hoàn cảnh này hay quyết định mà bạn đang cảm thấy hối tiếc. Có rất nhiều yếu tố nằm ngoài kiểm soát có thể ảnh hưởng tới sự phán đoán của bạn. Liệu bạn có đang phải chịu áp lực khi bắt buộc phải lựa chọn quá vội vàng? Liệu có phải sự căng thẳng tột độ làm giảm đi tính chính xác sự phán đoán của bạn hay không?
  • Hãy nói rằng bạn chịu trách nhiệm quản lý một tổ chức từ thiện. Đối với người chịu trách nhiệm gây quỹ, bạn đã đặt sẵn một quán bar khách sạn/nhà hàng khá nổi tiếng. Cách sự kiện 1 tuần, chủ khách sạn gọi báo bạn rằng cuối tuần này khách đã đặt gần hết phòng. Vì nhóm bạn là người thứ hai đặt phòng, nên ông chủ ưu tiên cho nhóm đầu tiên. Quá hoảng hốt, bạn nhanh chóng tìm cách khác. Bạn tìm được một nhà hàng/quán bar khách sạn khác chừng 1 dặm trên đường và một nhà hát không có ai đặt vào cuối tuần. Không còn thời gian để cân đo cái ưu và khuyết điểm, bạn đã chọn khách sạn thứ hai. Tại sự kiện, nhân viên khách sạn lại có thái độ không lịch sự, món ăn không được chuẩn bị chu đáo, còn lại là một không gian quá chật hẹp để có thể sắp ghế ngồi cho khách tham dự. Trong viễn cảnh này, bạn có lẽ sẽ hối tiếc với quyết định khi đã lựa chọn khách sạn này và chỉ muốn mình biến nhanh đến nhà hát. Tuy nhiên, liệu bạn có thể kiểm soát được bao nhiêu ngần ấy thứ? Khi mà bị đặt vào một tình hướng khó xử và phải nhanh chóng quyết định. Dù sự việc không xảy ra như mong đợi thì cũng không nên trách cứ bản thân vì điều đó.

 

Thừa nhận cái mình không thể biết. Hối tiếc, như đã nói, xuất phát từ lối suy nghĩ phản thực tế. Để ngừng nuối tiếc, chúng ta cần thừa nhận rằng lối suy nghĩ này thực sự có hại. Có nhiều thứ trong cuộc sống này mà chúng ta không hề hay biết.

  • Tất cả hành động của mỗi người chúng ta đều để lại một kết quả. Đó là, sự ảnh hưởng đến từ những lựa chọn của chúng ta mà ta không thể nào tính ra được. Thường thì ta sẽ thấy rõ ảnh hưởng từ những lựa chọn ấy nhiều năm sau sự quyết định của bạn. Dù bây giờ sự việc trông có vẻ tồi tệ, song chúng ta không biết tương lai mang đến điều gì và sự quyết định đầy nuối tiếc ấy có thể gây ra sự thay đổi nhỏ nhiều năm sau này.[5]
  • Hãy nhớ rằng, khi cứ phải "giả sử", bạn sẽ thường giả thiết, viễn cảnh ấy sẽ quá xa vời đối với bạn hiện tại. Thực tế thì đây không phải là điều mà bạn có thể biết được. Cứ tưởng tượng rằng viễn cảnh "giả sử" ấy lại thừa nhận lựa chọn của bạn là tốt hơn. Hãy cứ lấy việc chơi xổ số làm ví dụ. Giả sử như bạn chơi vào tuần đó và trúng lớn thì sao? Giả dụ như bạn bỏ việc, chán nản, thì cuối cùng bạn sẽ tìm đến cờ bạc, rượu bia, hay ma túy chỉ để sống qua ngày?[6]

 

TLTK

  1. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201205/the-psychology-regret
  2. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201205/the-psychology-regret
  3. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201205/the-psychology-regret
  4. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201205/the-psychology-regret
  5. http://oneshrinksperspective.com/2013/05/29/6-strategies-for-letting-go-of-regret-and-forgiving-yourself-for-the-mistakes-youve-made/
  6. http://oneshrinksperspective.com/2013/05/29/6-strategies-for-letting-go-of-regret-and-forgiving-yourself-for-the-mistakes-youve-made/

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top