✴️ Những sự cố thường gặp tại phòng chụp X Quang

Nội dung

Có rất nhiều nơi ít khi chọn khoa cận lâm sàng làm mô hình triển khai thực tế mô hình 5S. Nhiều lý do không chọn như là: nhân lực đặc thù không thể thay thế, khoa toàn máy móc ít vật tư, khoa ít nhân viên, bệnh nhân tại khoa rất đông nhân viên không thể sắp xếp được thời gian tham gia do không có ai thay thế ... Vậy - nếu không triển khai các đề án cải tiến liên tục thì khả năng có những sự cố gì xảy ra tại phòng chụp X Quang?

 

1/ Nhầm lẫn

a/ Nhầm bệnh nhân (thông tin, người bệnh)

• Do điều dưỡng lâm sàng:

- Dắt nhầm bệnh nhân

- Tiếp nhận sai thông tin

• Do kỹ thuật viên tại khoa:

- Gọi tên không rõ

- Không kiểm tra kỹ lại thông tin trên chỉ định

- Nhập nhầm tên bệnh nhân trên phim

• Khách quan:

- Bệnh nhân lãng tai (nghe kém)

- Bệnh nhân có họ tên gần giống/giống nhau

b/ Nhầm bên – nhầm chiều thế

• Lâm sàng

- BS lâm sàng:

+ Chỉ định nhầm bên: ví dụ bệnh nhân cần chụp tay trái, BS cho chụp tay (P)

+ Chỉ định chung chung: Chẩn đoán: Đa thương do tai nạn giao thông => Chụp Xq cánh tay hai tư thế, không ghi phải trái

+ BS không kiểm tra lại thông tin khi ký chỉ định

+ Chỉ định nhưng không chỉ điểm:

Ví dụ: Chẩn đoán: Đa thương do tai nạn giao thông 

. Chụp cẳng tay (P) hai tư thế

. Chụp cẳng tay (P) hai tư thế kèm thêm ghi chú lưu ý đoạn 1/3 dưới cẳng tay (P)

- Điều dưỡng nhập nhầm thông tin (bên phải – trái) hoặc click nhầm chiều thế chụp (cho chụp tim phổi thẳng lại click nhầm tim phổi nghiêng)

• Tại khoa cận lâm sàng

- Kỹ thuật viên:

+ Đọc chỉ định không kỹ

+ Chỉ định chung chung và hỏi bệnh nhân: Bệnh nhân chỉ chỗ đau, chụp chỗ đó nên nhiều khi không đúng chỉ định của BS lâm sàng

+ Sự phối hợp giữa các khâu chưa tốt: người chụp, người xử lý và người in phim

+ Ghi nhầm thông tin trên bao đựng phim: nhầm phòng, nhầm tên

- BS đọc phim nhầm chiều thế và nhầm bên

 

2/ Trả kết quả chậm

• Nguyên nhân do máy móc: máy cũ, máy hư, máy quá tải, máy đặt xa vị trí ảnh hưởng dòng di chuyển, một máy quét....

• Do nhân viên (bác sĩ xquang, kỹ thuật viên, người giao phim):

+ Thiếu nhân lực nên kiêm nhiệm nhiều việc một lúc

+ Đùn đẩy công việc

+ Làm việc riêng trong giờ làm việc

+ Quy trình làm việc chưa thống nhất => Còn thao tác thừa, dễ sai sót nên dẫn đến việc chậm trả kết quả

• Do bệnh nhân:

+ Làm nhiều cận lâm sàng một lúc

+ Không tập trung thực hiện hướng dẫn

 

3/ Mất phim

• Ngoại chẩn: mất phim và kết quả chủ yếu do nhầm tên và kết quả như phân tích ở trên

+ Nhầm tên

+ Nhầm kết quả

• Nội trú: quản lý phim ảnh không tốt

- Có kết quả không lấy liền

- Không bàn giao giữa các bên:

+ Giữa các tua lâm sàng

+ Giữa nhân viên y tế với bệnh nhân – người nhà

+ Giữa điều dưỡng lâm sàng và khoa chẩn đoán hình ảnh

 

4/ Kỹ thuật: Những sự cố do yếu tố kỹ thuật làm cho phim không đạt tiêu chuẩn, bệnh nhân chụp đi chụp lại nhiều lần, kết quả đọc không chính xác….thường do hai nguyên nhân chính

• Chưa chuẩn hóa kỹ thuật cho kỹ thuật viên

• Chưa chuẩn hóa các máy móc trong khoa

 

5/ Những sự cố khác

- Chụp XQuang không an toàn cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai

- Máy hư

- Sập mạng nội bộ

- Mất đường truyền hệ thống

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top