✴️ Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, có thể tiếp tục tiến triển cho đến khi trưởng thành nếu không điều trị. Chúng ta có thể nhận biết mình gặp vấn đề liên quan đến cận thị nhờ vào một số dấu hiệu như:

  • Bắt đầu thấy mờ khi nhìn vào các vật ở xa, cần phải nheo mắt hoặc nhắm một bên mắt để nhìn rõ
  • Đôi khi nhức đầu do mỏi mắt
  • Chớp mắt, dụi mắt liên tục

Kính cận là thấu kính gì?

Hiện nay, đeo kính chữa cận thị là cách được nhiều người áp dụng nhất. Vậy kính cận là thấu kính gì và chúng ta có thể đeo những loại mắt kính cận nào? Như đã đề cập ở trên, cận thị xảy ra khi ánh sáng tập trung lại trước võng mạc chứ không phải ở trên võng mạc như mắt bình thường.

Vậy nên, người bị cận thị cần dùng thấu kính phân kỳ (tức kính cầu lõm, lõm ở giữa và dày lên ở xung quanh) để điều chỉnh điểm tập trung của ánh sáng lên trên võng mạc. Tùy thuộc vào độ cận thị, thấu kính này sẽ có tiêu cự khác nhau ở từng người. Hiện nay, có hai loại kính chữa cận thị đang được sử dụng, gồm:

Kính gọng: an toàn cho mắt, dễ sử dụng, tròng kính đa dạng là những lý do giúp kính gọng được ưa chuộng hơn cả. Một số tròng kính được dùng nhiều nhất hiện nay như: đơn tròng, hai tròng, đa tròng và tiến triển (PAL).

Kính áp tròng: Những ống kính này sẽ được đeo trực tiếp trên mắt của bạn. Kính áp tròng hiện cũng có sẵn với nhiều vật liệu và kiểu dáng, bao gồm mềm và cứng, thấm khí kết hợp với thiết kế hình cầu lõm và nhiều tiêu cự. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản kính áp tròng sẽ khó hơn kính gọng.

Cận bao nhiêu độ thì cần đeo kính?

Không ít người cho rằng phải cận thị nặng mới cần đeo kính. Song, đây lại là một quan điểm rất sai lầm. Bởi độ cận nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó, đeo kính cận còn giúp chúng ta hạn chế bị tăng độ.

Chính vì thế nên việc cận bao nhiêu độ cần đeo kính cũng là thắc mắc của rất nhiều người bên cạnh kính cận là thấu kính gì! Câu trả lời sẽ được Hello Bacsi bật mí chi tiết ngay dưới đây như sau:

  • 0,25 độ: đây là cấp độ nhẹ nhất và không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày, do đó, bạn không nhất định phải đeo kính
  • 0,5 độ: khiến bạn nhìn xa hơn mờ một chút. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhìn tốt tại độ cận này mà không cần đeo kính.
  • 0,75 – dưới 2 độ: nên đeo kính khi làm việc với máy tính, xem điện thoại hoặc khi cần nhìn xa. Còn lại, có thể không dùng kính cận để hạn chế việc mắt bị phụ thuộc vào kính.
  • Từ 2,00 độ: bạn cần đeo kính thường xuyên, khi làm việc hay học tập cũng như hạn chế mỏi mắt, tăng độ cận.

 

Tròng kính được làm từ những chất liệu nào?

Chất liệu của tròng kính cũng là vấn đề được quan tâm bên cạnh thắc mắc kính cận là thấu kính gì. Trên thực tế, hiện nay có một số chất liệu tròng kính phổ biến như:

  • Tròng thuỷ tinh: mang đến tầm nhìn tuyệt vời nhưng chúng thường khá nặng, dễ bị vỡ, nứt nên ngày nay ít được ưa chuộng
  • Tròng nhựa: loại chất liệu phổ biến nhất hiện nay với công dụng tương tự tròng thuỷ tinh, nhưng nổi trội hơn nhờ vào trọng lượng nhẹ, an toàn và giá thành thấp hơn
  • Tròng nhựa chỉ số cao: chất liệu này mỏng, nhẹ và tốt hơn cả tròng kính bằng nhựa
  • Tròng Polycarbonate và Trivex: là tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm như kính bảo hộ, kính thể thao và kính cận của trẻ em. Ưu điểm của chất liệu này là nhẹ, chống va đập tốt nên hạn chế việc bị nứt, vỡ.

 

BS Đặng Trung Hiếu - Trưởng khoa Mắt

return to top