Hiến gan có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người hiến không ?

Rủi ro chung với người hiến còn sống

Những rủi ro liên quan đến người còn sống hiến tạng bao gồm rủi ro ngắn hạn và dài hạn khi phẫu thuật, của chức năng nội tạng và tâm sinh lý sau hiến tạng. Đối với người nhận nội tạng, các nguy cơ xảy ra được đánh giá là thấp vì đây là biện pháp có thể cứu sống người bệnh. Nhưng việc hiến tặng một cơ quan có thể khiến một người khỏe mạnh gặp các rủi ro và cần được phục hồi sau một cuộc phẫu thuật lớn.

 Những rủi ro ảnh hưởng ngay sau khi phẫu thuật như đau đớn, nhiễm trùng, thoát vị, chảy máu, cục máu đông, biến chứng vết thương và, trong trường hợp hiếm gặp là tử vong.

Về các rủi ro hay việc theo dõi tình trạng của người hiến vẫn chưa có nhiều thông báo và đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả từ các dữ liệu sẵn có cho thấy những người hiến đang sống trong tình trạng sức khỏe tốt trong thời gian dài. Những người hiến cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý tinh thần như lo lắng, trầm cảm, một số trường hợp cảm thấy tức giận, phẫn nộ, hối tiếc khi kết quả phẫu thuật ghép cho người nhận không thành công.

Mỗi một loại ghép tạng sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Trước khi được cho phép, người hiến tạng sẽ phải thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để đảm bảo đủ điều kiện hiến tặng.

 

Rủi ro với người hiến gan

Gan là cơ quan có khối lượng lớn nhất của cơ thể, khi một số tế bào gan bị tổn thương thì những tế bào gan bình thường còn lại vẫn hoạt động, nên vẫn đảm bảo chức năng của cả cơ thể. Do đó, nếu một người có chức năng gan còn tốt, thể tích gan tối đa có thể cắt đi là 75%. Những tế bào gan còn lại (nếu khỏe mạnh, và được cung cấp đủ dinh dưỡng, cũng như không bị tác nhân bệnh lý khác tấn công) thì sẽ tích cực tái tạo trở lại và có thể đạt đến trọng lượng đủ lớn để đáp ứng chức năng gan của cơ thể.

Như với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, những rủi ro liên quan đến người còn sống hiến gan bao gồm rủi ro ngắn hạn và dài hạn khi phẫu thuật, của chức năng gan và tâm sinh lý sau khi hiến tạng.

Người hiến gan có thể dẫn gặp các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu, cục máu đông, phần gan còn lại không phát triển đầy đủ… và hiếm gặp là tử vong. Do vậy, người hiến cần lựa chọn các cơ sở y tế đảm uy tín để thực hiện hiến gan 

Về các rủi ro hay việc theo dõi tình trạng của người hiến vẫn chưa có nhiều thông báo và đang trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, kết quả từ các dữ liệu sẵn có cho thấy những người hiến đang sống trong tình trạng sức khỏe tốt trong thời gian dài. Những người hiến cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý tinh thần như lo lắng, trầm cảm, một số trường hợp cảm thấy tức giận, phẫn nộ, hối tiếc khi kết quả phẫu thuật ghép cho người nhận không thành công.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Người hiến sẽ có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Trừ khi có các vấn đề sức khỏe khác, người hiến sẽ không có bất kỳ hạn chế chế độ ăn uống cụ thể nào liên quan đến việc hiến tạng.

Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sỹ, chuyên gia về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật.

Tập thể dục

Duy trì lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục cũng quan trọng đối với người hiến tạng sống cũng như đối với những người khác.

Người hiến tạng sống có thể sẽ trở lại mức hoạt động thể chất bình thường trong vòng một vài tuần hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật hiến tạng. Người hiến cũng nên thảo luận với các bác sỹ thực hiện phẫu thuật nếu muốn thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất mới nào.

return to top