Trong COVID-19 ảnh hưởng nhiều nguyên nhân gây rụng tóc sớm và nhiều như:
- Sốt cao, mệt mỏi, liên quan đến phản ứng miễn dịch: suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tăng viêm nhiễm, ngứa da đầu gây gãi nhiều: vì vậy đừng anti tắm gội nhé
- Stress: do cách ly lâu, quá lo lắng gây áp lực lớn, không có ai chia sẻ động viên: cơ thể sinh ra các hóc môn chống stress gây hại cho hệ lông tóc móng( co thắt mạch, khít lỗ chân lông làm giảm nuôi dưỡng tóc)
- Dinh dưỡng kém: mệt mỏi gây chán ăn, mất vị giác khứu giác, rối loạn tiêu hóa gây chán ăn bỏ bú: giảm chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tóc
- Vệ sinh da đầu kém: do quan niệm sai về vấn đề kiêng kỵ tắm, gội: gây ngứa và viêm nhiễm, nấm da đầu gây đứt gãy chân tóc
- Có thể một số thuốc điều trị COVID-19 gây rụng tóc như thuốc chống đông enoxaparin( không tự ý mua thuốc chống đông khi chưa có hướng dẫn Bác sĩ)
- Nhiễm COVID-19 nặng gây tổn thương đa cơ quan suy gan, thận... hoặc bệnh lý đi kèm.
Thay đổi lại lối sống cho phù hợp:
+ Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: giúp máu lưu thông, tăng giãn lỗ chân lông và toát mồ hôi giúp tăng nuôi dưỡng hệ lông tóc móng
+ Tắm và gội đầu một cách khoa học:
Chế độ ăn hợp lý
Dùng các loại dầu gội đầu: tránh các PH không phù hợp, ít có tính chất tẩy rửa
- Giai đoạn hồi phục hạn chế các tác động vào tóc như: nhuộm tóc, uốn, sấy, hấp (nhiệt quá nóng),
- Không buộc tóc quá chặt, bắt búi ( phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn)
Giảm căng thẳng, lo âu không cần thiết( giảm các hóc môn gây stress là yếu tố quan trọng giúp giảm rụng tóc và bạc tóc)
Nếu rụng tóc kéo dài hơn 06 tháng hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như rụng tóc từng mảng, ngứa hoặc kích ứng khác thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
* Lượng khoáng chất được liệt kê dưới đây tính trên /100g thực phẩm
1. Vitamin A:
- Công dụng: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.
- Nhu cầu/ngày: Nam (650 mcg) và nữ (500mcg).
- Thực phẩm: Gan (6500mcg), lòng đỏ trứng (140mcg).
- Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: cà rốt (835mcg), khoai lang (709mcg), bí ngô (369mcg), đu đủ (55mcg), xoài (38mcg), bông cải xanh (800mcg), rau cải bó xôi (681mcg),…
- Lưu ý thực phẩm thông thường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ lượng vitamin A.
2. Vitamin C:
- Công dụng: Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp.
- Nhu cầu/ngày: 85 mg.
- Thực phẩm: Hoa quả, trái cây và rau tươi như: Bưởi (95mg), chanh (77mg), kiwi (93mg), ổi (62mg), dâu tây (60mg), đu đủ (54mg), cam (40mg), ớt chuông (103-250mg),…
3. Vitamin D:
- Công dụng: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.
- Nhu cầu/ngày: 15mcg.
- Bệnh nhân nên tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày (phòng thoáng, có cửa sổ có ánh nắng mặt trời).
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá chép, trắm cỏ (24,7mcg); lươn, trạch (23,3mcg); sữa (7,8 - 8,3mcg); lòng đỏ trứng (2,68mcg); và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…
4. Vitamin E:
- Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.
- Nhu cầu/ngày: Nam (6,5 mg) và nữ (6 mg).
- Thực phẩm: Các sản phẩm từ đậu nành, giá đỗ, rau mầm…
5. Selen:
- Công dụng: Chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
- Nhu cầu/ngày: Nam (34 mcg) và nữ (26mcg).
- Thực phẩm: Gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
6. Kẽm:
- Công dụng: Điều hoà miễn dịch, điều hoà các phản ứng viêm.
- Nhu cầu/ngày: Nam (10 mg) và nữ (8 mg).
- Thực phẩm: Các loại thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu (31mg); sò (13,4mg); thịt bò (4,05mg); lòng đỏ trứng (3,7mg); sữa bột (3,34-4,08mg); cua ghẹ 3,54mg;…
- Các loại hạt: hạt đậu (3,8 -4,0mg); hạt vừng (7,75mg);…
7. Omega 3:
- Công dụng: Cải thiện hệ miễn dịch, chống viêm.
- Nhu cầu/ngày: 2g.
- Thực phẩm: Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu, dầu gan cá, hạt macca, hạt óc chó, hạt chia.
8. Flavonoid:
- Công dụng: Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
- Thực phẩm: Các loại rau gia vị như húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh