✴️ Làm gì khi bị tấn công tình dục? Nên làm gì sau khi bị tấn công tình dục?

Chúng ta không thể hoàn toàn bảo vệ mình khỏi bị tấn công tình dục. Nhưng một số điều sau đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị tấn công tình dục.

  • Hãy tin vào bản năng của bạn

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị áp lực trong việc quan hệ tình dục không mong muốn. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hoặc bị đe dọa xung quanh người quen hoặc đối tác của mình, hãy tìm cách thoát khỏi tình huống này ngay lập tức.

Bạn có thể nói dối để rời đi trước khi mọi thứ tệ hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý quan sát để tránh những khu vực bị cô lập, hoặc vắng vẻ khi bạn rời đi. Sẽ rất khó để nhận được sự giúp đỡ nếu không có ai ở xung quanh.

  • Chạy trốn

Nếu bạn cảm thấy mình đang ở trong một tình huống nguy hiểm, hãy bỏ chạy và hét lên để thu hút sự chú ý.

  • Từ chối bằng lời nói với hành vi tình dục

Bạn có thể phản kháng thụ động bằng lời nói. Hãy nói “không” nếu bạn không đồng ý hành vi tình dục với bất cứ ai, kể cả chồng hoặc vợ của bạn.

Bạn nên từ chối một cách trực tiếp và kiên quyết với người đang gây áp lực tình dục cho bạn. Nếu có thể, hãy đẩy người đó ra, hét lên “Không!”. Hãy nói rằng bạn coi việc người đó đang làm là hiếp dâm.

  • Phản kháng, chống cự về mặt thể chất

Không phải lúc nào bạn nói “không” cũng sẽ hiệu quả với kẻ có ý định tấn công tình dục, cưỡng bức bạn. Đối với một số đối tượng, chúng sẽ không quan tâm đến việc bạn có đồng ý hay không.

 

Nếu một trong hai người say rượu, việc từ chối bằng lời nói cũng có thể làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên, đây không phải là cái cớ để ai đó thực hiện hành vi tấn công tình dục. Vậy, nên làm gì khi bạn có nguy cơ bị tấn công tình dục?

Nếu kẻ tấn công tình dục hành hung bạn và không đáp lại sự phản đối của bạn. Bạn có quyền đáp trả về mặt thể chất để tự vệ nếu bạn cảm thấy mình có thể làm như vậy.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể phản kháng bất ngờ để làm cho kẻ tấn công giật mình. Sử dụng bất kỳ vật dụng nào có sẵn (keo xịt tóc, chìa khóa, ví, v.v.) làm vũ khí.

  • Bình tĩnh và nghĩ cách

Hãy để bản năng sinh tồn của bạn được phát huy! Bạn hãy quan sát xung quanh có lối thoát thân hay không. Hãy cố gắng đánh lạc hướng kẻ đang có ý định xâm hại, và xác định vị trí cửa thoát hiểm, đồ vật có thể khiến bạn kháng cự.

Nên làm gì sau khi bị tấn công tình dục?

Xâm hại tình dục là một tội ác, bất kể ai thực hiện hành vi đó hoặc xảy ra ở đâu. Nếu bạn bị tấn công tình dục, đó không phải là lỗi hay là trách nhiệm của bạn.

Nếu bạn đã bị cưỡng hiếp hoặc hành hung, bạn không cần phải trải qua điều này một mình. Vì thế, đừng ngại nhận sự giúp đỡ.

1. Hãy biết rằng: Bạn không có lỗi

Bạn có thể đang trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Nhưng dù bạn cảm thấy thế nào, hãy biết rằng điều gì đã xảy ra không phải lỗi của bạn. Đó là 100% lỗi của những kẻ tấn công. Đừng đổ lỗi cho bản thân về bất cứ điều gì bạn đã làm hoặc không làm.

2. Đảm bảo rằng bạn an toàn

Hãy quan sát và đảm bảo bạn vẫn đang ở nơi an toàn. Nếu bạn đang gặp nguy hiểm ngay lập tức, hãy gọi 113. Không có gì quan trọng hơn sự an toàn của chính bạn.

3. Không nên tắm rửa, rửa ráy, hoặc thay quần áo

Khi bạn đã ở nơi an toàn, bạn không cần phải quyết định ngay lập tức báo cơ quan chức năng về những gì đã xảy ra, hoặc buộc tội người đã hành hung bạn.

Có thể bạn muốn ngay lập tức gột rửa mọi dấu vết của kẻ hành hung. Nhưng nếu bạn muốn tố cáo, tốt nhất bạn không nên tắm rửa, kể cả là tắm vòi sen, hay rửa sạch bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Ngoài ra, nếu có thể, đừng đi vệ sinh, ăn uống, hút thuốc, uống rượu hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bạn thay quần áo, hãy mang bảo quản quần áo bạn đang mặc khi bị hành hung trong túi sạch.

4. Nhận chăm sóc y tế

Dù bạn có muốn tố cáo hung thủ hay không, hãy chấp nhận sự chăm sóc ý tế. Bạn có thể có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Điều tốt nhất bạn có thể làm là gọi cho Đường dây nóng (113), hoặc đến các cơ quan chức năng gần nhất. Họ sẽ cung cấp nhân viên đã được đào tạo cùng bạn đến bệnh viện, hoặc đến buổi hẹn khám bệnh để bạn không phải đi một mình.

  • Nếu bạn bị thương, hoặc muốn thu thập bằng chứng để nộp đơn tố cáo. Với sự đồng thuận của ban, chuyên viên sẽ tiến hành “giám định pháp y” và sử dụng “bộ dụng cụ điều tra các vụ án cưỡng hiếp” để thu thập mẫu tóc và chất dịch để làm bằng chứng pháp lý.
  • Sau những bước thu thập bằng chứng, để tránh bị phơi nhiễm với HIV, bạn có thể dùng một loại thuốc gọi là PEP (Dự phòng sau phơi nhiễm) có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV sau khi bị phơi nhiễm. Bạn cần bắt đầu điều trị này trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc.
  • Tương tự, hãy cân nhắc việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Bạn cần uống trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.
  • Nếu bạn lo lắng về nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên đi xét nghiệm. Hầu hết mọi người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy ngay cả khi bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào của STD, việc kiểm tra là rất quan trọng.

Đối phó với hậu quả của việc cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục có thể là điều quá sức. Nhưng bạn không đơn độc. Có thể hữu ích khi nói chuyện với một người bạn, thành viên gia đình hoặc cố vấn đáng tin cậy.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top