✴️ Nhiễm độc tuyến giáp là gì?

Triệu chứng  và đặc điểm hình thái:

  • (1) Tăng tỉ lệ chuyển hóa cơ bản (basal metabolic rate), tăng tiêu thụ O2, tăng tiêu thụ chất dinh dưỡng ==> có trạng thái tăng chuyển hóa (hypermetabolic) và thèm ăn.
  • (2) Tăng tiêu thụ O2 là kết quả tăng tạo nhiệt. Cơ chế làm mát cơ thể bình thường không đủ để tiêu hủy thêm nhiệt ==> luôn cảm thấy nóng.
  • (3) Hormone giáp làm tăng tổng hợp một lượng lớn protein, bao gồm beta-1 receptor ở tim. Up-regulation của thụ thể beta-1 ở nút xoang nhĩ tạo ra tăng nhịp tim và ảnh hưởng positive chronotropic effect. Up-regulation của thụ thể beta-1 ở cơ tâm thất tạo ra sự tăng co bóp và thể tích nhát bóp. Cả nhịp tim và sự co tăng => cung lượng tim tăng => tăng huyết áp.

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm độc giáp có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá rõ ràng. Tuy nhiên không có các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu đối với nhiễm độc giáp. Tần suất và mức độ của các dấu hiệu thay đổi rất nhiều trong các bệnh nhân. Một số bệnh nhân đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng trong khi ở những bệnh nhân khác thì chỉ có một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng cũng thay đổi nhiều ở các bệnh nhân. Tuổi của bệnh nhân bị nhiễm độc giáp là một trong những yếu tố tác động nhiều nhất tới biểu hiện nhiễm độc giáp. Các dấu hiệu kích thích giao cảm, như lo lắng và tăng hoạt động thường thấy ở các bệnh nhân trẻ, trái lại các rối loạn chức năng tim mạch thường thấy ở những bệnh nhân có tuổi.

Nhiễm độc giáp gồm nhiễm độc giáp có cường chức năng tuyến giáp và nhiễm độc giáp không cường chức năng tuyến giáp.

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc giáp:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng: bồn chồn, mệt mỏi, yếu, nhiều mồ hôi, kém chịu nhiệt, tăng hoạt động, hồi hộp, đánh trống ngực, tăng cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, rối loạn kinh nguyệt.
  • Các dấu hiệu chung có thể thăm khám được: mạch nhanh hoặc loạn nhịp, tăng huyết áp tâm thu, da mềm, nóng, ẩm, có rút cơ mi, mắt nhìn chằm chằm, run tay biên độ nhỏ, tăng phản xạ gân xương, yếu cơ.
  • Các dấu hiệu ở những trường hợp nhiễm độc giáp đặc biệt:

+ Bướu cổ lan toả hay bướu cổ nhân

+ Tuyến giáp đau và mềm

+ Lồi mắt

+ Phù khu trú

Các phương pháp cận lâm sàng để xác định bệnh:

  • Test chức năng tuyến giáp
  • Test kháng thể
  • Các xét nghiệm sinh hoá không đặc hiệu: công thức máu, máu lắng, glucose máu, men gan, calcium, điện giải đồ, liqid máu…
  • Xạ hình tuyến giáp, độ tập trung I-ốt phóng xạ, siêu âm tuyến giáp

 

 

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm độc giáp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

  • Sự tăng cường trao đổi chất do nhiễm độc giáp có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác (insulin…). Do đó, bạn cần nói với bác sĩ về các thuốc đang sử dụng vì có thể cần phải chỉnh liều những thuốc này.

  • Nhiễm độc giáp có thể gây nên các triệu chứng khá giống với hạ đường huyết (run, toát mồ hôi…) khiến bệnh nhân tăng sử dụng đường gây tăng đường huyết.

  • Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý tim phổi hoặc nhiễm độc giáp nặng, cần thận trọng và giảm các hoạt động thể chất đến khi tình trạng cường giáp được kiểm soát.

  • Thận trọng khi dùng thuốc cản quang chứa iod khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh.

  • Nên kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt ở bệnh nhân bị mất nước.

  • Bổ sung thêm calci từ sữa, các sản phẩm từ sữa và trong thực phẩm hàng ngày.

  • Tránh dùng các thực phẩm chứa iod.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm độc giáp hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Không dùng các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp quá liều chỉ định của bác sĩ.

  • Rèn luyện sức khỏe thường xuyên bằng việc tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.


 

Nguồn tham khảo

  1. https://www.webmd.com/women/thyrotoxicosis-hyperthyroidism
  2. https://www.mayoclinicproceedings.org/article/S0025-6196(18)30799-7/fulltext
  3. https://emedicine.medscape.com/article/121865-overview

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top