✴️ Sự khác nhau giữa đám rối thần kinh cơ và đám rối thần kinh dưới niêm

1, Đám rối thần kinh cơ

Đám rối thần kinh cơ (hay còn được gọi là đám rối thần kinh Auerbach) là tập hợp một chuỗi gồm nhiều tế bào thần kinh liên kết với nhau dọc theo chiều dài của đường tiêu hóa.

Đám rối thần kinh cơ nằm dọc theo thành của đường tiêu hóa và nằm giữa các lớp dọc và lớp tròn của cơ trơn thành ruột. Do đó, chức năng chủ yếu của nó liên quan đến việc kiểm soát hoạt động của lớp cơ trơn thành ruột

Khi đám rối thần kinh cơ bị kích thích, nó sẽ tạo ra các tác động làm: (1) tăng trương lực co bóp hay tăng “trương lực” của thành ống tiêu hóa; (2) tăng cường độ của các đợt co bóp của thành; (3) tăng số đợt co bóp; (4) tăng vận tốc dẫn truyền các xung kích thích dọc theo thành ruột, làm cho sóng nhu động ruột chuyển động nhanh hơn

Khi hầu hết các tế bào của đám rối thần kinh cơ bị kích thích, vẫn có một số neurons của nó bị ức chế. Các neurons bị này sẽ giải phóng ra các tín hiệu gây ức chế các cơ vòng của ống tiêu hóa. Từ đó dẫn đến co các cơ vòng này làm cản trở sự di chuyển của thức ăn dọc theo ống tiêu hóa. Ví dụ như co cơ vòng môn vị gây cản trở sự tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng hay co cơ vòng hồi manh tràng làm cản trở việc đẩy chất thải từ hồi tràng vào manh tràng

 

2, Đám rối thần kinh dưới niêm

Đám rối thần kinh dưới niêm (hay còn được gọi là đám rối thần kinh Meissner), nằm chủ yếu ở lớp dưới niêm của thành ống tiêu hóa. Trái ngược với đám rối thần kinh cơ, đám rối thần kinh dưới niêm chủ yếu liên quan đến chức năng kiểm soát hoạt động của lớp trong (niêm mạc và dưới niêm) của đường tiêu hóa.

Khi tế bào biểu mô ở một đoạn nào đó của đường tiêu hóa bị kích thích, các tín hiệu cảm giác sẽ được truyền đến đám rối thần kinh dưới niêm ở đoạn này. Điều này sẽ giúp kiểm soát được sự chế tiết tại chỗ, sự hấp thu tại chỗ và co của lớp cơ dưới niêm mạc tại chỗ bị kích thích. Sự co các cơ dưới niêm sẽ tạo ra các nếp gấp của lớp niêm mạc đường tiêu hóa (ví dụ như các vi nhung mao của ruột non).

Đám rối thần kinh cơ ruột không hoàn toàn có tác dụng kích thích vì một số neuron của nó có tác dụng ức chế; tận cùng của các sợi đó tiết ra một chất ức chế dẫn truyền, có thể là “polypeptide hoạt mạch ruột” hoặc vài loại peptide ức chế khác. Kết quả của tín hiện ức chế đặc biệt có ích trong việc ức chế cơ thắt ruột làm giảm sự cảm trở lưu thông của thức ăn ở từng đoạn liên tiếp của đường tiêu hóa, ví dụ  như cơ thắt môn vị, có chức năng kiểm soát sự tống thức ăn từ dạ dày vào tá tràng, và cơ thắt hồi manh tràng, có chắc năng kiểm soát sự tống thức ăn từ hồi tràng vào manh tràng.

Đám rối dưới niêm mạc đối lập với đám rối thần kinh cơ ruột, nó chủ yếu kiểm soát chức năng tại chỗ của từng đoạn ruột nhỏ.

3, Kết luận

Tóm lại, trong khi đám rối thần kinh cơ chủ yếu liên quan đến các hoạt động co giãn, vận chuyển thức ăn trong lòng ống tiêu hóa thì đám rối thần kinh dưới niêm lại liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát sự chế tiết cũng như là tưới máu của đường tiêu hóa

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top