Thường ngày trong bếp ăn của mỗi gia đình, sẽ gặp trường hợp củ quả bị mọc mầm như củ khoai tây, củ gừng, củ hành, củ tỏi … Vậy những thực phẩm này có dùng được không? Và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.
Theo lời khuyên của chúng tôi, với 1 số củ mọc mầm thì vẫn có thể sử dụng được như củ hành, tỏi, gừng. Còn với loại củ khoai tây, khoai lang mọc mầm thì nhất định là không thể sử dụng được, dù có khoét chỗ mọc mầm thì củ khoai đó cũng đã chứa độc tố, ăn vào sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra với các loại ngũ cốc như thóc, gạo, ngô, đỗ, đậu … bị nấm mốc thì bắt buộc phải bỏ không được sử dụng.
Vì các loại củ mọc mầm thường chứa độc tố là solani, thực phẩm nấm mốc chứa độc tố là Repranin. Hai loại nấm mốc này đều rất độc đối với đường tiêu hóa, đặc biệt đối với gan và thận. Về lâu dài chúng ta nhiễm phải độc tố này có thể gây ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, thận …
Theo nghiên cứu người ta thấy chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầu như sau:
Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730 mg trong 100g
Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100 g
Trong ruột khoai: 4-7 mg trong 100g
Như vậy lượng chất độc chứa trong mầm khoai rất lớn, trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.
Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh: Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4 g trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Với củ khoai tây mọc mầm thường có biểu hiện bên ngoài là vỏ có màu xanh, trong một số trường hợp mầm đã nhú khỏi vỏ màu xanh. Những củ khoai tây như vậy có chứa độc tố solamin với hàm lượng cao nhất. Nếu chúng ta ăn củ khoai tây này, sẽ thấy vị đắng, hơi ngăm ngăm, không thấy vị ngon, bùi của khoai tây nữa. Với khoai tây mọc mầm thì cần kiên quyết loại bỏ. Khi ăn khoai tây mọc mầm có thể bị ngộ độc, biểu hiện nhẹ nhất là cảm thấy ngây ngất, choáng váng, khó chịu, buồn nôn, hoặc nôn, có thể rối loạn tiêu hóa. Nếu bị ngộ độc ở hàm lượng lớn, trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tử vong.
Một số loại củ mọc mầm có thể ăn được: củ tỏi, củ hành, củ gừng. Tỏi mọc mầm vẫn có thể ăn được mặc dù giá trị dinh dưỡng có nó giảm đi. Tuy nhiên có điều đặc biệt, tỏi mọc mầm có giá trị vượt trội đó là lúc tỏi mọc mầm khoảng 5 ngày thì hàm lượng chất oxy hóa trong củ tỏi này lại rất cao. Với những bệnh nhân ung thư, ngoài chế độ ăn tỏi theo chế độ thông thường có thể ăn tỏi mọc mầm xen kẽ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đối với củ hành cũng có tác dụng giống củ tỏi. Gừng mọc mầm ăn tốt hơn gừng thường.
Tất cả các thực phẩm bị nấm mốc thì đều không sử dụng được. Một số người rửa sau đó phơi khô để dùng, tuy nhiên chúng ta cần biết các độc tố do nấm mốc ở thực phẩm không biến đổi khi chúng ta luộc sôi hay làm chín. Khi chế biến độc tố hoàn toàn không biến mất, độc tố vẫn tồn tại sẽ là mầm mống gây ung thư gan.
Đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.
Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.
Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian ngắn, dài ra chưa tới 1/2 cm là tốt nhất để ăn.
Hạt đậu xanh là một loại rau nhỏ chứa hàm lượng kali cao và các chất dinh dưỡng khác, là thức ăn lý tưởng cho những bệnh nhân cao huyết áp. Mầm đậu xanh giàu vitamin, khoáng chất… rất tốt để hỗ trợ chức năng sinh lý, chức năng sinh sản cho cả nam và nữ.