Tại sao ALT đặc hiệu cho gan hơn AST ?

AST(GOT): Có nhiều trong ty thể tế bào gan. AST tăng chứng tỏ tổn thương ty thể: Nguyên nhân chủ yếu viêm gan do rượu

ALT(GPT): Có nhiều trong bào tương tế bào gan. ALT tăng chứng tỏ tổn thương vỡ tế bào gan. Nguyên nhân có thể do: Viêm gan virut, viêm gan do thuốc, viêm gan tự miễn, nhồi máu gan.

GGT(Gamma glutamyl): Có nhiều trong biểu mô tế bào đường mật,gan,thận và một số cơ quan khác. GGT tăng gợi ý tổn thương biểu mô đường mật, tế bào gan, thận, ruột...

ALP(Ankalin phosphatase): Có nhiều trong Xương, biểu mô đường mật, ống thận... ALP tăng gợi ý tổn thương: Tiêu xương, biểu mô đường mật, ống thận...

 

Tương quan giữa các chỉ số men gan với định hướng lâm sàng:

ALT/AST> 1 và men gan cao lớn hơn gấp 5 lần giá trị bình thường gợi ý viêm gan cấp do virut, thuốc, tự miễn, nhồi máu...

ALT/AST<1 và men gan tăng nhỏ hơn 5 lần so với giá trị bình thường gợi ý viêm gan mạn do virut, thuốc, tự miễn, nhồi máu

AST/ALT>2 gợi ý viêm gan do rượu

1<AST/ALT<2 gợi ý tiến triển xơ gan, ung thư gan.

GGT tăng + ALP bình thường: Gợi ý tổn thương tế bào gan

GGT tăng + ALP tăng: Gợi ý tổn thương biểu mô đường mật

GGT bình thường + ALP tăng: Gợi ý tiêu xương, tổn thương ống thận

 

Lưu ý: Men gan tăng thể hiện tình trạng tổn thương gan đang diễn ra, không phản ánh mức độ hủy hoại cấu trúc thực sự của gan.

 

Những ai cần kiểm tra, xét nghiệm men gan

AST, ALT là 2 chỉ số xét nghiệm cơ bản nhất và được chỉ định thường xuyên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ ở người bình thường hoặc người có triệu chứng rối loạn chức năng gan như:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Chán ăn, hoặc ăn uống khó tiêu
  • Đầy bụng, đau vùng mạn sườn phải;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Vàng da, nước tiểu có màu vàng, phân nhạt màu;
  • Ngứa (lòng bàn tay, toàn thân hoặc các bộ phận khác).

Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan, cần kiểm tra men gan định kỳ 1-3 tháng/lần:

  • Người nghiện rượu bia;
  • Người nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E;
  • Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan;
  • Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan;
  • Người thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể.
return to top