✴️ Tiếng thổi khi nghe tim là gì?

Tiếng thổi là âm thanh được tạo ra do dòng chảy hỗn loạn – turbulent của máu đi qua các van tim. Dòng chảy hỗn loạn của máu có thể do 2 lý do sau: đầu tiên, khi dòng máu đi qua một van tim bất thường, thứ hai khi gia tăng lượng máu đi qua một van tim bình thường. Tiếng thổi có thể được phân loại thành sinh lý, bệnh lý dựa vào nguyên nhân gây ra.

 

Tiếng thổi sinh lý được nghe khi có gia tăng tình trạng hỗn loạn của dòng máu đi qua một van tim bình thường, có thể xảy ra trong các tình trạng như nhiễm độc giáp, thiếu máu cũng như sốt và gắng sức. Tiếng thổi sinh lý luôn là tiếng thổi tâm thu, do gia tăng dòng máu xảy ra trong suốt thời kỳ thu tâm thất. Thường gặp ở người trẻ tuổi. Tiếng thổi sinh lý có những đặc điểm như nhẹ, ngắn, early peaking, hầu hết khu trú ở đáy tim, có tiếng tim thứ hai bình thường, thường biến mất khi thay đổi tư thế. Các phần thăm khám còn lại của tim mạch bình thường trong trường hợp biểu hiện tiếng thổi sinh lý.

Tiếng thổi bệnh lý xảy ra khi có dòng máu hỗn loạn đi qua một van tim bất thường. Có thể do hẹp hoặc hở các van tim

Hẹp van

Là những bất thường làm hẹp đi lỗ van. Tình trạng này làm cho van tim không thể mở ra hoàn toàn, vì lí do đó mà tiếng thổi do hẹp van chỉ có thể xảy ra khi van này mở mà thôi.

 

Hở van

Là những bất thường khiến máu đổ ngược ở lại từ nơi có áp lực cao đến vị trí có áp lực thấp hơn, thường do van đóng không kín lỗ van: Tiếng thổi tâm thu

Tiếng thổi tâm thu là những tiếng thổi hình thành trong thời kỳ tâm thu của tâm thất, giữa S1 và S2. Những tiếng thổi này có thể xảy ra giữa tâm thu (tiếng thổi tống máu), cuối tâm thu, và toàn bộ tâm thu – pansystolic. Tiếng thổi tâm thu có thể là bình thường hoặc bất thường.

  • Tiếng thổi tống máu giữa tâm thu

Tiếng thổi tống máu giữa tâm thu là tiếng thổi có cường độ mạnh nhất vào giữa tâm thu. Thường được mô tả là tiếng thổi có đặc điểm lên cao rồi xuống thấp – crescendo – decrescendo. Có thể là một tiếng thổi sinh lý, do gia tăng lượng máu qua một van bình thường, hoặc có thể gợi ý bệnh lý, như hẹp van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi. Trong những trường hợp hẹp van động chủ hoặc động mạch phổi bấm sinh, có thể nghe được tiếng click tống máu thời kỳ tâm thu, cho thấy tình trạng mở đột ngột những lá van của van này và khả năng chưa bị xơ cứng các lá van

  • Tiếng thổi cuối kỳ tâm thu

Tiếng thổi cuối tâm thu xảy ra khi có một khoảng giữa S1 và tiếng thổi. Có thể là do hở van hai lá, như trong trường hợp của rối loạn chức năng nhú cơ hoặc sa van hai lá.

  • Tiếng thổi toàn tâm thu

Tiếng thổi toàn tâm thu kéo dài từ S1 đến S2. Cao độ và cường độ của tiếng thổi này giữ nguyên trong suốt thời kỳ tâm thu. Tiếng thổi do dò từ buồng có áp lực cao đến áp lực thấp. Các nguyên nhân bao gồm có hở van hai lá hoặc hở van ba lá và thông vách liên thất.

 

Thổi tâm trương

Như tên gọi, xảy ra trong suốt thời kỳ tâm trương của thất. Luôn là bệnh lý. Khi so với tiếng thổi tâm thu thì thổi tâm trương nhẹ và khó nghe hơn.

  • Tiếng thổi đầu tâm trương

Bắt đầu với S2 và giảm dần cường độ tiếng thổi. Tạo ra một âm có cao độ cao. Các nguyên nhân của tiếng thồi đầu tâm trương bao gồm có hở van động mạch chủ hoặc hở van động mạch phổi. Cường độ âm thổi giảm dần sau khi bắt đầu thể hiện được áp lực của chủ và phổi đạt mức cao nhất tại thời điểm bắt đầu thời kỳ tâm trương

  • Tiếng thổi giữa tâm trương

Tiếng thổi giữa tâm trương xảy ra sau thời điểm bắt đầu thời kỳ tâm trương. So với tiếng thổi đầu tâm trương, thì có cao độ thấp hơn. Tiếng thổi giữa tâm trương có thể do hẹp van hai lá hoặc hẹp van ba lá hoặc do u nhầy nhĩ – atrial myxoma (hiếm gặp). Khi hẹp hai lá, tiếng thổi có thể đến sau một tiếng clac mở van – opening snap có cao độ cao, thể hiện mở ra bất ngờ của van hai lá bị hẹp.

 

Tiếng thổi liên tục

Tiếng thổi liên tục xảy ra ở cả kỳ tâm thu và tâm trương mà không có khoảng ngừng. Âm thanh được tạo ra bởi dòng chảy không có định hướng khi có sự hiện diện vị trí có áp lực cao và áp lực thấp. Khi chênh áp cố định sẽ tạo nên được tiếng thổi liên tục. Các nguyên nhân bao gồm có còn ống động mạch – patent ductus arteriosusdò động tĩnh mạch, và âm thổi tĩnh mạch – venous hum.

 

Cường độ tiếng thổi

Nếu nghe được tiếng thổi, các test khác nhau cần tiến hành để mô tả kỹ các đặc điểm của âm thổi đó.

  • Độ 1: Âm thổi nhẹ, không nghe được ngay lần đầu
  • Độ 2: Âm thổi nhẹ, nhưng có thể nghe được bởi người thăm khám có kỹ năng
  • Độ 3: Âm thổi dễ dàng nghe được
  • Độ 4: Âm thổi khá lớn, và kèm với rung miu – palpable thrill (những âm thổi này luôn là âm thổi bệnh lý.
  • Độ 5: Âm thổi rất lớn, dễ dàng sờ thấy được rung miu
  • Độ 6: Âm thổi rất lớn, có thể nghe được khi đặt ống nghe hở khỏi lồng ngực

Chú ý:

  • Một tiếng thổi giữa tâm thu ở một bệnh nhân không có triệu chứng thường là sinh lý, ngược lại với một tiếng thổi tâm trương luôn luôn là bệnh lý

  • Thường khá dễ dàng dể nghe một tiếng thổi tâm thu bởi vì thường lan, không giống như tiếng thổi tâm trương có thể cần một số nghiệm pháp để xác định chính xác.

  • Cường độ của tiếng thổi không phải luôn luôn đánh giá chính xác mức độ nặng của tổn thương, như một lỗ thông liên thất nhỏ lại gây ra tiếng thổi lớn hơn lỗ thông lớn.

Quan trọng: Các tiếng thổi độ 3/6 trở lên thường là tiếng thổi bệnh lý. Rung miu là tiếng thổi có thể sờ được và có thể chỉ cảm nhận được ở tiếng thổi độ IV trở lên

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top