Xương sọ người được cấu tạo bởi 8 xương chính bao gồm xương sàng, xương trán, xương chẩm, cặp xương đỉnh, xương bướm và cặp xương thái dương. Các xương ở sọ được gắn kết với nhau bằng các đường khớp, là những dải mô dạng sợi có tác dụng như các đường kết nối các xương với nhau.
Tiêu xương sọ là hiện tượng suy giảm xương và phân cấu trúc liên quan đến xương hộp sọ người. Biểu hiện rõ rệt nhất là sự thiếu hụt về cấu trúc, mật độ, số lượng và thể tích xương sọ. Tình trạng tiêu xương sọ có thể xảy ra ở một phần xương hoặc toàn bộ xương sọ, gây ảnh hưởng rất lớn đến bộ phận bảo vệ quan trọng của não. Ban đầu, quá trình tiêu xương sọ sẽ diễn ra sau một tình trạng bệnh hoặc sự thay đổi về cấu trúc tại xương sọ, các dấu hiệu về chức năng thần kinh cũng như cảm giác đau vùng xương sọ sẽ xuất hiện đầu tiên. Về sau, nếu tình trạng tiêu xương vẫn tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến hình thành các khuyết sọ. Lúc này, các bộ phận trong hộp sọ như não, mạch máu não... sẽ mất đi “bức tường” bảo vệ quan trọng, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tiêu xương về cơ bản là sự tái hấp thu tích cực của chất nền xương bởi các hủy cốt bào và có thể được hiểu là mặt trái của quá trình cốt hóa. Mặc dù hủy cốt bào cũng hoạt động trong quá trình hình thành tự nhiên của xương khỏe mạnh, nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm tăng sự hoạt động của hủy cốt bào lên quá cao, gây ra tình trạng tiêu xương bệnh lý. Sự tiêu xương thường xảy ra ở gần một bộ phận giả gây ra phản ứng miễn dịch hoặc thay đổi tải trọng cấu trúc của xương. Sự tiêu xương cũng có thể do các bệnh lý như u xương, u nang hoặc viêm mãn tính gây ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu xương sọ:
Bác sĩ sẽ hỏi lại bệnh sử chi tiết về các triệu chứng, chấn thương hoặc phẫu thuật của bạn trong quá khứ. Vì tiêu xương sọ là một bệnh thầm lặng nên bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau đây để xác định chẩn đoán.