✴️ Bệnh nấm da bàn chân cần lưu ý điều gì khi điều trị

Nội dung

Bệnh nấm da bàn chân là bệnh nấm phổ biến nhất ở người. Bệnh nấm da bàn chân lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua động vật nhiễm bệnh, qua dụng cụ nhiễm nấm hoặc đất…

Bệnh nấm da bàn chân lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua động vật nhiễm bệnh, qua dụng cụ nhiễm nấm hoặc đất…

Bệnh nấm da bàn chân lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua động vật nhiễm bệnh, qua dụng cụ nhiễm nấm hoặc đất…

Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh nấm da bàn chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và không phân biệt giới tính.Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh nấm da bàn chân thấp hơn người lớn.Bệnh xuất hiện phổ biến nhất ở những vận động viên thể thao.
Cũng theo các bác sĩ, những người sống trong môi trường khí hậu ẩm thấp, sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm, thường xuyên mang giày dép quá chật, có triệu chứng ra mồ hôi chân, người mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu… rất dễ nhiễm bệnh nấm da bàn chân.

Ngay sau khi thấy có những dấu hiệu của bệnh nấm da bàn chân, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Ngay sau khi thấy có những dấu hiệu của bệnh nấm da bàn chân, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

 

Triệu chứng bệnh nấm da bàn chân

Triệu chứng bệnh nấm da bàn chân: Bệnh thường xảy ra ở khoảng giữa các ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân. Nấm da bàn chân có thể bị ở một hoặc cả hai chân. Ở mỗi vị trí bàn chân bị nhiễm trùng khác nhau có biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể:
-Nấm ở mu bàn chân:  Xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy,kích thước từ 1 đến 5 cm.Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Bờ gờ cao, mụn nước nhỏ, vảy da, hình tròn hoặc vòng cung, trung tâm của thương tổn có làn da có vẻ bình thường.
-Giữa các ngón chân: Có thể xuất hiện như viêm, có vảy, tiết dịch. Mặt da giữa các ngón chân hoặc dưới các ngón chân có thể nứt nẻ.Ngứa nhiều.
– Lòng bàn chân: Có thể xuất hiện như da màu hồng đến màu đỏ với mức độ khác nhau.

 

Cách xử lý bệnh nấm da bàn chân

Ngay sau khi thấy có những dấu hiệu của bệnh nấm da bàn chân, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Một số loại thuốc kháng nấm, như: Terbinafine, Clotrimazole, Miconazole được sử dụng trong điều trị bệnh nấm da bàn chân. Bôi kem chống nấm giữa các ngón chân và lòng bàn phải thực hiện liên tục ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, người bệnh cần cố gắng giữ cho bàn chân khô để vi khuẩn nấm không thể phát triển được.

Một số biện pháp khác như: Rửa chân hàng ngày và lau khô cẩn thận, thậm chí sử dụng một máy sấy tóc nếu có thể; Dùng khăn riêng cho đôi chân của bạn, không chia sẻ khăn với bất cứ ai khác; Mang tất chân thường xuyên;  Tránh những đôi giày làm bằng vật liệu tổng hợp như cao su hoặc nhựa vinyl; Mang dép càng nhiều càng tốt; Bôi bột chống nấm vào để chân của bạn và bên trong đôi giày của bạn mỗi ngày… cũng là những cách giúp phòng chống và điều trị bệnh nấm da bàn chân.

 

Để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho người bệnh. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top