Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở Hoa Kỳ. Khoảng 87% trường hợp đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xảy ra khi có các vấn đề gây cản trở sự lưu thông máu đầy đủ qua động mạch não.
Đột quỵ gây tổn thương mô não có thể gây tử vong. Trên thực tế, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đột quỵ là nguyên nhân của khoảng 1 trong 19 trường hợp tử vong.
Bài viết sau đây sẽ đưa ra khái niệm về các loại đột quỵ, nguyên nhân, các triệu chứng của từng loại và một số phương án điều trị.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất xảy ra khi huyết khối trong mạch máu cản trở lưu lượng máu đến não. Huyết khối di chuyển từ khu vực khác của cơ thể đến một mạch máu trong não cũng có thể gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Các triệu chứng của đột quỵ thiếu máu cục bộ bao gồm:
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể trải qua một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tuy nhiên một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ cao hơn. Một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm:
Hiện tại không có cách điều trị dự phòng hoàn toàn đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thay vào đó, việc điều trị khẩn cấp tập trung vào việc loại bỏ huyết khối và ngăn ngừa tổn thương não thêm.
Phương án điều trị đầu tiên có thể bao gồm một chất kích hoạt plasminogen hoặc alteplase ở mô được truyền qua tĩnh mạch ở cánh tay có thể giúp nhanh chóng làm tan huyết khối và cải thiện lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng của não.
Trong một số trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật làm tan hoặc loại bỏ huyết khối. Phương pháp này có hiệu quả tốt nhất khi thực hiện trong vòng 6 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ huyết khối có thể cải thiện kết quả đến 24 giờ sau đột quỵ.
Để giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường sau đột quỵ có thể cần nhiều các phương pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị nên thực hiện một số thay đổi lối sống, chẳng hạn như áp dụng chế độ ăn ít chất béo hoặc tập thể dục thường xuyên hơn nhằm giảm nguy cơ bị đột quỵ khác.
Một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), đôi khi được gọi là ministroke tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở chỗ tình trạng này tạm thời chặn lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, không giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, các chuyên gia y tế không cho rằng TIA gây tổn thương não kéo dài.
TIA có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bao gồm:
Lú lẫn;
Khó đi;
Rủ xuống một bên mặt;
Ngứa ran hoặc tê.
Tuy nhiên, các triệu chứng có xu hướng ít nghiêm trọng hơn và chỉ kéo dài trong vài phút. Không giống như đột quỵ do thiếu máu cục bộ, các triệu chứng của TIA thường mất đi khi cục máu đông di chuyển đến nơi khác hoặc tan đi.
Các yếu tố nguy cơ đối với TIA cũng giống như các yếu tố gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bao gồm:
Lớn tuổi;
Hút thuốc;
Ít vận động thể lực;
Mắc bệnh tim mạch;
Mắc chứng rung tâm nhĩ.
Khoảng 15% số trường hợp đột quỵ đã có từng trải qua một vài cơn thiếu máu não thoáng qua.
Người có các cơn thiếu máu não thoáng qua nên nói chuyện với bác sĩ về thay đổi lối sống, thuốc và các biện pháp điều trị khác có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ gây chảy máu vào não. Máu tích tụ từ sẽ chèn ép các mô não xung quanh. Giống như các đột quỵ khác, đột quỵ xuất huyết có thể gây chết mô não một cách nhanh chóng.
Các triệu chứng của đột quỵ xuất huyết tương tự như đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bao gồm:
Hai nguyên nhân tiềm ẩn của đột quỵ xuất huyết là phình động mạch và dị dạng động mạch (AVM).
Chứng phình động mạch là một mạch máu phình to. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng mạch máu này làm tăng nguy cơ vỡ gây xuất huyết. Nhiều người bị phình động mạch không có triệu chứng và hầu hết chứng phình động mạch sẽ xuất hiện sau tuổi 40.
Chứng phình động mạch có thể là bẩm sinh hoặc di truyền hoặc có thể phát triển do các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
Mặt khác, AVM là một mạch máu bị biến dạng. Chỉ có khoảng 1% dân số ở Hoa Kỳ có AVM và hầu hết là do bẩm sinh. Các mạch máu biến dạng có thể vỡ hoặc chảy máu, gây ra đột quỵ xuất huyết.
Một số trường hợp hiếm, đột quỵ xuất huyết có thể xảy ra do chấn thương mạch máu đột ngột, chẳng hạn như từ:
Các báo cáo riêng cho thấy phương pháp nắn chỉnh cột sống cổ (chiropractic) có thể gây xuất huyết ở một số người. Trong những trường hợp này, có khả năng người đó có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng phình động mạch.
Đôi khi, một chuyên gia y tế có thể phẫu thuật loại bỏ huyết khối và điều trị vấn đề về mạch máu. Tuy nhiên, cần có biện pháp để quản lý đột quỵ xuất huyết với kiểm soát vấn đề theo dõi các tác động bất thường.
Để giảm nguy cơ tổn thương não, bác sĩ cũng có thể cho thuốc để kiểm soát huyết áp.
Khi không thể xác định nguyên nhân gây ra sự gián đoạn lưu lượng máu đến não, họ gọi đó là một cơn đột quỵ mã hóa (“cryptogenic” stroke)
Các triệu chứng của đột quỵ mã hóa tương tự như các đột quỵ khác. Tuy nhiên, việc điều trị có thể khó khăn vì không biết nguyên nhân gây ra chúng.
Vì lý do này,có thể cần thực hiện một loạt các xét nghiệm chẩn đoán. Bac sĩ cũng có thể đề nghị điều trị để giảm tổn thương não hoặc khuyến nghị thực hiện một số thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bị đột quỵ khác.
Một loại đột quỵ khác là đột quỵ thân não. Đột quỵ thân não thường gây ra các triệu chứng phức tạp và có thể khó chẩn đoán. Một số triệu chứng của đột quỵ thân não bao gồm:
Hầu hết các cơn đột quỵ gây ra các triệu chứng ở một bên của cơ thể. Tuy nhiên, đột quỵ thân não có thể gây ra các triệu chứng ở cả hai bên của cơ thể. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí có thể dẫn đến tê liệt.
Điều trị đột quỵ não sẽ giống như đối với các cơn đột quỵ khác: loại bỏ huyết khối hoặc cầm máu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên đột quỵ. Đột quỵ não cũng có thể ảnh hưởng đến hô hấp, vì vậy hỗ trợ hô hấp khẩn cấp cũng có thể cần thiết.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng nên sử dụng từ viết tắt FAST trực tiếp để nhận biết và nhanh chóng can thiệp khi ai đó bị đột quỵ. FAST là viết tắt của:
F: mặt rủ xuống
A: yếu tay
S: khó nói
T: thời gian để tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp
Đột quỵ là một cấp cứu khẩn cấp cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh