✴️ Sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú: Bảng tóm tắt theo hướng dẫn của châu Âu

Trong việc phát triển Bảng hướng dẫn của Châu Âu về tuyến vú, ECIBC (Ủy Ban Sáng Kiến của Châu Âu về Ung thư Vú) đã sử dụng một cách tiếp cận chặt chẽ để đưa ra những khuyến cáo về tầm soát và chẩn đoán ung thư vú ở phụ nữ. Các hướng dẫn bao gồm các khuyến nghị giải quyết việc sử dụng các phương pháp khác nhau, bao gồm DBT (chụp nhũ ảnh 3D), MRI, ABUS (siêu âm vú tự động) và HHUS (siêu âm bằng máy cầm tay), dành cho những phụ nữ nghi ngờ tổn thương trên sàng lọc nhũ ảnh hoặc những người có mô vú dày đặc. Việc sử dụng một số kỹ thuật, chẳng hạn như DBT (chụp nhũ ảnh 3D) ở phụ nữ có mật độ vú cao không được đưa ra trong bảng hướng dẫn này, nhưng cập nhật gần đây kết hợp giữa những bằng chứng và các khuyến cáo có liên quan đang được tiến hành.

Những điểm mạnh của bảng hướng dẫn bao gồm tuân thủ các yêu cầu cho sự phát triển đáng tin cậy (4, 6, 98), bao gồm trình bày công khai và minh bạch tất cả những bằng chứng, những sự cân nhắc và các đánh giá để sử dụng bởi phụ nữ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia hoạch định chính sách, và các nhà nghiên cứu (https://ecibc.jrc.ec.europa.eu/recommendations). Trước đây chúng tôi đã mô tả các hạn chế của bảng hướng dẫn liên quan đến việc thiếu bằng chứng chắc chắn đối với một số khuyến nghị, không có mô hình chuẩn, những xung đột lợi ích và các vấn đề về quy trình (7). Chúng tôi tin rằng những hạn chế này được cân bằng bởi tính minh bạch của các khuyến nghị, cho phép trình bày theo lối khoa học và có thể so sánh với các bảng hướng dẫn khác.

Bảng 2 cho thấy các khuyến nghị chính của chúng tôi về sàng lọc ở phụ nữ dưới 50 tuổi nói chung đồng ý với hướng dẫn của Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (99), Đại học Bác sĩ Hoa Kỳ (100) và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (101), đề nghị thống nhất với quyết định. Tuy nhiên, các khuyến nghị của chúng tôi ít mạnh mẽ hơn và ưu tiên sàng lọc rộng hơn so với các khuyến nghị của Trường Cao đẳng X-quang Hoa Kỳ (102) và Mạng lưới Ung thư Toàn diện Quốc gia (103) (Bảng 2). Đối với các nhóm tuổi khác, các khuyến nghị đồng ý với Tổ chức Y tế Thế giới (104) và Đặc Nhiệm Về Dịch Vụ Phòng Bệnh Của Hoa Kỳ (105) nhưng không phải với Lực lượng đặc nhiệm Canada về Chăm sóc sức khỏe dự phòng (CTFPHC) (106). CTFPHC cũng đã sử dụng cách tiếp cận GRADE EtD, cho phép khám phá chi tiết hơn về sự khác biệt. Sự khác biệt chính của khuyến nghị của CTFPHC là phản đối sàng lọc ở phụ nữ trước tuổi 49 và sau tuổi 69. Chúng tôi tin rằng đây là kết quả của việc CTFPHC coi trọng các tác hại tiềm ẩn; quan tâm sâu hơn về nguy cơ sai lệch, dẫn đến sự chắc chắn thấp hơn về bằng chứng; cho ra kết quả quan trọng và có ý nghĩa hơn với thông tin ít hơn. Chính điều này đã khiến CTFPHC cho ra mức độ chắc chắn thấp hơn. GDG của ECIBC đã phân tích cẩn thận dữ liệu hiện có và bổ sung RCT khi có sẵn các nghiên cứu quan sát và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về nguy cơ sai lệch trong các thử nghiệm nói chung (xem phần giải thích trong hồ sơ bằng chứng tại http://bit.ly/2qNKE91). Trái ngược với CTFPHC, GDG của ECIBC cũng không có lo ngại về sự không nhất quán trong kết quả thử nghiệm, khiến GDG tự tin hơn trong khuyến nghị cho phụ nữ từ 50 đến 69 tuổi.

Tính khả thi của việc thực hiện khuyến nghị, khả năng chấp nhận đề xuất đó, các tài liệu cần thiết và các giá trị liên quan thường phụ thuộc vào hoàn cảnh. Một số quốc gia đã bắt đầu hoặc có ý định thích nghi hoặc áp dụng các khuyến nghị cụ thể ở châu Âu (Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Đức, Ý, Na Uy và Slovakia) và ngoài châu Âu (Bahrain, Chile, Trung Quốc và Tunisia) sử dụng khung EtD và phương pháp GRADE-ADOLOPMENT (khung GRADE EtD để áp dụng, điều chỉnh, và de novo phát triển các khuyến nghị đáng tin cậy) (107).

Tóm lại, bản tóm tắt này trình bày và tóm tắt cơ sở lý luận cho 15 khuyến nghị chính của Hướng dẫn vú châu Âu. Bộ khuyến nghị đầy đủ (Bảng bổ sung) cung cấp lời khuyên về các vấn đề bổ sung, như cách liên lạc với đối tượng nhạy cảm về các lựa chọn sàng lọc, cách thông báo cho phụ nữ về kết quả, việc sử dụng công cụ trợ giúp đưa ra quyết định, cách xử lý “vôi hóa” (calcification), có nên sử dụng clip để đánh dấu cho sinh thiết, và liệu chụp quang tuyến vú có cần đọc hai lần hay không?...

   Xem nguyên văn Guideline tại  ĐÂY 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top