Viêm quanh hốc mắt là tình trạng nhiễm trùng mí mắt và vùng da xung quanh nhãn cầu. Nó thường xảy ra ở trẻ em và gây ra các triệu chứng như sưng, đau và đỏ vùng quanh mắt.
Tính trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào mí mắt và vùng da xung quanh đó. Chúng gây nhiễm trùng các khu vực trước vách hốc mắt – cấu trúc giúp phân chia phần trước của mí mắt với phần sau (ổ mắt).
Viêm quanh hốc mắt xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên nó có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào.
Bệnh lý này có thể cần điều trị bằng kháng sinh.
Viêm quanh hốc mắt có thể gây ra nhiều triệu chứng phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng. Các triệu chứng xảy ra ở mí mắt hoặc các khu vực quanh một bên mắt. Một vài triệu chứng có thể như:
Viêm quanh hốc mắt thường do nhiễm trùng. Các hành động dụi hoặc ngoáy mắt hoặc các vết xước hoặc vết côn trùng cắn quanh mắt cũng có thể là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào khu vực mí mắt.
Xung quanh mắt có các xoang chứa đầy khí, khi dịch đi vào các xoang này có thể gây ra viêm xoang hay nhiễm trùng xoang. Viêm xoang có thể tiến triển thành viêm quanh hốc mắt.
Vắc xin Haemophilus influenzae type b (Hib) có thể giúp làm giảm nguy cơ bị viêm quanh hốc mắt và viêm tế bào ổ mắt ở trẻ em.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm vắc xin Hib cho trẻ em dưới 5 tuổi. Việc chủng ngừa cũng nên được cân nhắc chỉ định cho trẻ từ 5 tuổi trở lên mà chưa được chủng ngừa.
Đối với người lớn có bệnh lý nền hoặc những bệnh nhân được cấy ghép tuỷ xương cũng nên được tiêm ngừa vắc xin Hib.
Một số vi khuẩn phổ biến khác làm tăng nguy cơ viêm quanh hốc mắt bao gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes.
Lẹo mắt cũng có thể tiến triển thành viêm quanh hốc mắt. Rửa mặt với sữa rửa mặt hoặc xà phòng dịu nhẹ mỗi ngày, tẩy trang mắt sau khi trang điểm và chườm ấm quanh mí mắt cũng có thể làm giảm nguy cơ bị lẹo mắt và viêm quanh hốc mắt.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách hỏi về tiền sử bệnh lý và khám mắt. Sau đó, họ sẽ quyết định phương pháp điều trị dựa vào mức độ viêm và độ tuổi của bệnh nhân.
Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh đường uống nếu nguyên nhân nhiễm trùng là do S. aureus or Streptococcus, với thời gian trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Một số người có thể cải thiện triệu chứng trong 1 hoặc 2 ngày do đó thời gian điều trị có thể ít hơn.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X-quang hoặc chụp CT đối với những nhiễm trùng nghiêm trọng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để khắc phục những ca viêm quanh hốc mắt nặng. Trẻ em dưới 1 tuổi cũng có thể cần dùng kháng sinh nhóm IV để điều trị trong thời gian nằm viện.
Viêm tế bào ổ mắt ảnh hưởng đến mắt và các mô mỡ và cơ xung quanh nó. Nhiễm trùng hay xảy ra ở sau vách hốc mắt hơn là phía trước.
Cả viêm quanh hốc mắt và viêm tế bào ổ mắt đều xảy ra phổ biến ở trẻ em. Hơn 90% viêm tế bào ổ mắt là do các bệnh lý tiềm ẩn ở xoang.
Viêm tế bào ổ mắt cũng có thể dẫn đến mất thị lực hoặc mù loà. Các biến chứng khác của nó bao gồm: viêm màng não, huyết khối trong xoang và áp xe.
Một số triệu chứng phổ biến của viêm tế bào ổ mắt bao gồm:
Điều trị viêm mô tế bào ổ mắt cần phải nhập viện và điều trị kháng sinh nhóm IV.
Viêm bờ mi là tình trạng mi mắt bị viêm, đỏ và ngứa. Nó có thể dẫn đến sự hình thành các vảy nhỏ đóng trên lông mi.
Viêm bờ mi cũng là hậu quả của nhiễm trùng và viêm mí mắt. Tuy nhiên, nó có thể tiến triển từ các tuyến nhờn bị tắc gần mí mắt. Nguyên nhân thường do vi khuẩn có trên bề mặt da của chúng ta.
Có hai dạng viêm bờ mi: viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau. Viêm bờ mi trước ảnh hưởng đến mép ngoài của mí mắt, và viêm bờ mi sau ảnh hưởng đến mép trong của mí mắt.
Các triệu chứng phổ biến nhất của viêm bờ mi bao gồm:
Hiện nay chưa có cách chữa khỏi viêm bờ mi. Tuy nhiên, người bị viêm bờ mi nên làm sạch vùng quanh mí mắt bằng sữa rửa mặt hoặc xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ lớp vảy và dầu tích tụ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị chườm ấm, nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc uống để giảm các triệu chứng.
Viêm quanh hốc mắt có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời. Hầu hết mọi người sẽ khỏi bệnh mà không cần nhập viện và có các biến chứng về sau.
Viêm quanh hốc mắt là tình trạng nhiễm trùng mí mắt hoặc mô mềm xung quanh. Nó có thể gây sưng, đỏ và mềm xung quanh mí mắt.
Hầu hết bệnh nhân có thể được điều trị bằng kháng sinh kê đơn. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần đi khám ngay khi triệu chứng xuất hiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh