Thuốc nhỏ đau mắt đỏ là thuốc nào ?

Nội dung

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc do vi rút, vi khuẩn, dị ứng hoặc các hóa chất gây kích ứng mắt; trong đó vi rút thường gây bùng phát thành dịch đau mắt đỏ, dễ lây từ người này sang người khác.

- Trong nhóm vi rút, Enterovirus và Adenovirus được xác định là “thủ phạm” chính làm bùng phát dịch đau mắt đỏ. Năm 2023, số ca bệnh do Enterovirus chiếm đa số, khoảng 86%; trong khi Adenovirus thường gây dịch thì chỉ gây ra 14% ca bệnh đau mắt đỏ trong đợt này.

- Viêm kết mạc do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cả đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn đều dễ lây lan và có thể lây lan dễ dàng.

- Viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm và gây ra bởi phản ứng dị ứng với phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc các chất gây dị ứng môi trường khác.

 

5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn hiệu quả, nhanh tác dụng

Mỗi khi dịch đau mắt đỏ bùng phát, nhu cầu mua các loại thuốc nhỏ mắt trị bệnh tăng vọt. Câu hỏi đặt ra là nên sử dụng loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ nào vừa an toàn, hiệu quả và mau khỏi bệnh?

Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh đau mắt đỏ nên khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp. Sau đây là 5 loại thuốc nhỏ mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng:

1. Ofloxacin

Ofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc dạng kê đơn, đặc trị đau mắt đỏ do vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả điều trị nhiễm trùng mắt do vi rút.

Với bệnh nhân đau mắt đỏ, có thể nhỏ thuốc Ofloxacin 4 lần/ngày với liều lượng 2 giọt mỗi bên mắt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra liều lượng và cách sử dụng phù hợp nhất với bạn.

Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt Ofloxacin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như cảm thấy mắt bị châm chích nhẹ hay giác mạc bị kích ứng. Một số trường hợp có thể bị rối loạn thị giác ảnh hưởng đến tầm nhìn, ngứa hoặc nổi ban trên mắt. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, uể oải…

2. Levofloxacin

Thuốc nhỏ mắt đỏ Levofloxacin cũng là kháng sinh nhóm fluoroquinolone. Levofloxacin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, thường dùng Levofloxacin dạng nước nồng độ 0,5%.

3. Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ, thuốc nhỏ, trong đó dạng thuốc nhỏ được dùng để điều trị các đau mắt đỏ.

Thuốc Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, có thể điều trị khỏi bệnh về mắt do nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. Thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn gây bệnh đã đề kháng lại các thuốc kháng sinh như penicillin, aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin.

Khi nhỏ thuốc vào mắt, thuốc Ciprofloxacin sẽ ức chế enzyme DNA gyrase và topoisomerase IV khiến vi khuẩn mất khả năng sinh sản, giúp kiềm hãm tốc độ tiến triển và điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc với tần suất 2 giờ/lần. Thuốc mạnh, tác dụng nhanh. Sau 2 – 3 ngày nhỏ thuốc, các triệu chứng đau mắt đỏ sẽ giảm dần.

4. Neomycin

Neomycin là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương. Thuốc có 2 dạng là dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Tần suất sử dụng thuốc được khuyến cáo từ 3 – 4 lần/ngày. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh đau mắt đỏ có thể bị ngứa rát, kích ứng kéo dài khoảng 1 tuần.

5. Tobramycin

Tobramycin là một loại kháng sinh mạnh, thuộc nhóm aminoglycosid. Với bệnh đau mắt đỏ, thuốc Tobramycin 0,3% được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gram âm.

Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được bào chế với 2 dạng, dạng dung dịch và dạng mỡ tra mắt. Người bệnh có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp cả 2 loại thuốc, dùng thuốc dạng nước vào ban ngày và thuốc mỡ vào buổi tối. Về liều lượng, người bệnh đau mắt đỏ được chỉ định sử dụng Tobramycin mỗi 4 giờ/lần trong 5 – 7 ngày. Mỗi lần nhỏ 1 giọt/mắt.

 

*  Thuốc nhỏ mắt trifluridine (kháng virus)

Trifluridine (viroptic) là thuốc kháng virus được sử dụng cho trường hợp đau mắt đỏ do virus herpes simplex (HSV) gây ra, có thể dẫn đến sưng hoặc loét ở mí mắt hoặc giác mạc (bề mặt nhãn cầu). Không dùng cho các trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc nấm.

Liều ban đầu của thuốc này là 1 giọt vào mắt bị ảnh hưởng và sau mỗi hai giờ nhỏ 1 lần. Khi tình trạng được cải thiện, có thể cần tiếp tục sử dụng thuốc 4 lần mỗi ngày trong 7 ngày nữa. Người bệnh làm theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng một cách cẩn thận.

Người bệnh có thể cần khám mắt để giúp bác sĩ xác định thời gian điều trị bằng trifluridine. Trong hầu hết các trường hợp, không nên sử dụng thuốc này lâu hơn 21 ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: Kích ứng mắt nhẹ, khô mắt… Thuốc có thể gây mờ mắt và có thể làm giảm suy nghĩ hoặc phản ứng. Do đó, hãy cẩn thận khi lái xe hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo và nhìn rõ. Không sử dụng các loại thuốc mắt khác trừ khi bác sĩ kê đơn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc

 

* Thuốc ketotifen (kháng histamin)

Ketotifen dùng trong trường hợp đau mắt đỏ cấp hoặc mạn tính, viêm giác mạc – kết mạc do dị ứng. Thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của histamine, chất chịu trách nhiệm kích hoạt phản ứng dị ứng của cơ thể và là một trong những nguyên nhân gây đau mắt đỏ.

Nhỏ 1 giọt/lần vào túi kết mạc x 2 lần hoặc nhiều lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không để đầu ống tiếp xúc với mắt khi dùng thuốc, để tránh làm dung dịch còn lại trong ống bị nhiễm khuẩn. Nếu dùng các thuốc nhỏ mắt khác cùng với ketotifen, phải nhỏ cách nhau ít nhất 5 phút giữa mỗi loại thuốc.

Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu tầm nhìn bị mờ hoặc cảm thấy buồn ngủ sau khi sử dụng thuốc.

Một số bất lợi thường gặp như kích ứng mắt, đau mắt, viêm giác mạc có đốm lấm chấm, xói mòn biểu mô giác mạc…

Một số thuốc nhỏ mắt kháng histamin khác như: Bepotastine (bepreve), emedastine (emadine) và epinastine (elestat)…

 

* Corticosteroid tại chỗ (chống viêm)

Các thuốc này giúp giảm sưng, tấy đỏ và ngứa, bao gồm: Loteprednol etabonate (alrex, lotemax), dexamethasone (maxidex) và prednisolone (pred forte).

Thông thường, những corticosteroid này chỉ được sử dụng trong những trường hợp nặng hơn.

 

Nhỏ thuốc nhỏ mắt theo các bước sau:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Tháo kính áp tròng (nếu có), trừ khi bác sĩ có lời khuyên khác.
  • Lắc thuốc nhỏ mắt và tháo nắp, cẩn thận không chạm vào đầu ống nhỏ giọt. Nghiêng đầu ra sau một chút và nhìn lên trên.
  • Dùng một ngón tay kéo nhẹ mí mắt dưới xuống, tạo thành một cái túi để nhỏ dung dịch vào.
  • Giữ ống nhỏ giọt trên túi mí mắt mà không chạm vào mắt bằng bất kỳ phần nào của chai. Nhẹ nhàng bóp chai để nhỏ đúng số lượng giọt.
  • Nhắm mắt lại và ấn nhẹ ngón tay vào khóe mắt, cạnh mũi trong vài phút để mắt có thể hấp thụ các giọt.
  • Trước khi mở mắt, hãy dùng vải hoặc khăn giấy sạch để lau sạch những giọt nước mắt hoặc nước mắt dư thừa.
  • Nếu cần nhỏ nhiều loại thuốc nhỏ mắt, hãy đợi 3–5 phút trước khi sử dụng loại thuốc tiếp theo.
  • Rửa tay lại sau khi nhỏ thuốc vào mắt.
return to top