✴️ Bệnh nấm móng tay và cách điều trị

Những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất hoặc chất bảo quản… có tỷ lệ bị nấm móng rất cao.

Những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất hoặc chất bảo quản… có tỷ lệ bị nấm móng rất cao.

Bệnh nấm móng thường được bắt đầu từ những đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng tay. Những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước, hóa chất hoặc chất bảo quản… có tỷ lệ bị nấm móng rất cao. Bệnh do nhiều loại nấm gây ra, có thể kể đến hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida).

1. Triệu chứng nhận biết bệnh nấm móng tay

Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng hay nâu đen. Móng dễ mủn và dễ gãy. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc…
Nấm móng làm móng bị hư,trở nên xấu xí nhìn rất mất thẩm mỹ, có khi mưng mủ, đau, ngứa ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt và công việc.Các bác sĩ da liễu đã chỉ ra rằng, nấm móng là bệnh khó điều trị dứt điểm, nhiễm trùng có thể tái diễn. Do đó, nấm móng cần được điều trị sớm tại các chuyên khoa da liễu uy tín.

2. Điều trị nấm móng tay

Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh nấm móng khác nhau nhưng thường là dùng thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân. Cụ thể:
-Thuốc bôi tại chỗ:Các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh bôikem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, terbinafin, BSI,… trực tiếp lên phần móng bị nấm. Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ban đêm nên dùng băng nhựa băng bịt giữ thuốc qua đêm.

Phát hiện triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là cách chăm sóc và bảo vệ móng tay khỏi nấm tốt nhất.

Phát hiện triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là cách chăm sóc và bảo vệ móng tay khỏi nấm tốt nhất.

-Thuốc uống: Hiện nay Itraconazole là thuốc đặc hiệu nhất để điều trị bệnh nấm móng. Điều trị bệnh nấm móng bằng uống Itraconazole phải tuân thủ theohướng dẫn của thầy thuốc, nhằm tránh nhữn hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuyệt đối không dùngItraconazole cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị viêm gan cấp. Khi dùng Itraconazole cần xét nghiệm đánh giá chức năng gan trước khi điều trị và sau khi dùng mỗi đợt thuốc điều trị.
Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nấm móng cần được điều trị sớm, tuyệt đối không để bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị vì sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị và làm giảm khả năng phục hồi.
Để phòng ngừa bệnh nấm móng tái phát, người bệnh nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa như: Xà bông, nước rửa chén; không nên rửa tay chân thường xuyên khi không cần thiết…

Bệnh nấm móng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm mất vệ sinh, gây cảm giác khó chịu… và làm mất thẩm mỹ. Do đó, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan mà phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị đúng phương pháp, tích cực có tác dụng giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top