✴️ Bệnh vẩy nến da đầu có lây không?

Vẩy nến là một bệnh da liễu mạn tính và da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên nhất. Vẩy nến da đầu thường rơi ra từng mảng giống như gầu. Tình trạng này khiến những người xung quanh lo ngại về nguy cơ bệnh lây nhiễm.Vậy thực tế bệnh vẩy nến da đầu có lây không?

Bệnh vẩy nến da đầu không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không thể lây lan.

Bệnh vẩy nến da đầu không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không thể lây lan.

Trả lời cho thắc mắc “bệnh vẩy nến da đầu có lây không?” của nhiều người, các bác sĩ cho biết bệnh vẩy nến da đầu không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, trong đó một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, vi rút… lại tác động vào chính biểu bì da, khiến các tế bào này nhanh chóng chết đi. Ngoài ra một số yếu tố khác như stress, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng cách, môi trường ô nhiễm, chấn thương vùng thượng bì… cũng có thể gây ra bệnh vẩy nến.
Mặc dù không lây lan và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh nhưng vẩy nến da đầu khó điều trị và có khả năng tái phát cao. Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến da đầu phổ biến hiện nay bao gồm điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi và chiếu tia cực tím, những trường hợp nặng có thể phối hợp với điều trị toàn thân. Tuy nhiên điều trị bệnh vẩy nến da đầu gặp nhiều khó khăn vì tóc gây cản trở cho việc bôi thuốc và chiếu tia cực tím tới đầu.

. Nếu bệnh vẩy nến quá nặng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc dạng uống

Nếu bệnh vẩy nến quá nặng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc dạng uống.

Với phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi, quan trọng nhất là phải để cho thuốc tiếp xúc tiếp xúc được với phần da đầu bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể được giải quyết bằng cách gội đầu thường xuyên bằng dầu gội có chứa axit salicylic, selenium và nhựa than. Nếu lớp vảy nến dày, người bệnh có thể sẽ phải gội đầu 2 lần/ngày. Lưu ý nhẹ nhàng chà xát da đầu bằng đầu ngón tay, không sử dụng móng tay. Trong trường hợp bệnh vẩy nến da đầu nặng, người bệnh có thể sẽ phải sử dụng thêm thuốc bôi tại chỗ steroid.
Chữa bệnh vẩy nến da đầu  bằng ánh sáng cực tím phổ hẹp UVB 311 nm cũng là một phương pháp được đánh giá cao. Nếu bệnh vẩy nến quá nặng và các phương pháp điều trị nêu trên không đáp ứng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc dạng uống. Tuy nhiên thuốc dạng uống có thể có nhiều tác dụng phụ, do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top