✴️ Điểm danh 8 loại bệnh gây sa sút trí tuệ người cao tuổi

1. Sa sút trí tuệ có biểu hiện như thế nào?

Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng do tổn thương não gây ra với biểu hiện đặc trưng là suy giảm các khả năng nhận thức, trí nhớ, sự chú ý, ngôn ngữ, khả năng định hướng, suy luận, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ. Người già bị sa sút trí tuệ thường có các biểu hiện như:

– Trí nhớ bị suy giảm, thường là suy giảm trí nhớ ngắn hạn ở giai đoạn đầu

– Giảm khả năng nhận thức về thời gian và không gian

– Có biểu hiện khó nói, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai

– Không nhận ra người thân, người quen, nhầm lẫn giữa các đồ vật

– Ngại tiếp xúc với mọi người, dễ bị trầm cảm

– Thay đổi cảm xúc, dễ bị kích thích, dễ cáu giận khó kiểm soát.

– Giảm khả năng tính toán, sáng tạo, khó đưa ra kết luận

Sa sút trí tuệ thường tiến triển âm thầm, người bệnh khó có thể nhận biết

 

2. Top 8 loại bệnh gây sa sút trí tuệ người cao tuổi

2.1 Sa sút trí tuệ hỗn hợp

Sa sút trí tuệ hỗn hợp là hội chứng do trên một nguyên nhân gây ra, có thể bao gồm cả bệnh Alzheimer và suy giảm trí tuệ do mạch máu. Đây là tình trạng sa sút trí tuệ khá nghiêm trọng, có thể tiến triển rất nhanh và tăng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi tuổi tác càng cao, bệnh sẽ tăng nặng càng nhanh hơn.

2.2 Bệnh sa sút trí tuệ thể DLB

Sa sút trí tuệ thể DLB (Lewy Body Disease) là căn bệnh dễ nhận biết với tình trạng xuất hiện nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong tế bào thần kinh thùy não. Các chất cặn này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi, chân tay run, các vấn đề về phát ngôn. Đây là căn bệnh khó chữa bởi hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa khám phá hết các yếu tố của bệnh lý này.

2.3 Bệnh sa sút trí tuệ trán, thái dương

Sa sút trí tuệ trán – thái dương là một bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh gây sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Đây là tình trạng rối loạn hiếm gặp do tế bào não tại thùy trán thái dương bị tổn thương gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng đến tính cách của cá nhân, làm giảm khả năng giao tiếp xã hội, thường gặp ở nhóm người trên 65 tuổi, mặc dù không làm suy giảm trí nhớ nhưng lại làm thay đổi tính cách khá nhiều.

2.4 Bệnh suy giảm trí tuệ CJD

Suy giảm trí tuệ CJD ( Creutzfeldt- Jakob Dementia) là tình trạng rối loạn thần kinh thoái hóa rất hiếm gặp và diễn ra rất chậm, tỷ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 1 trên 1 triệu người và đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Nguyên nhân của bệnh là do virus gây ra, can thiệp vào não làm rối loạn chức năng và gây suy giảm trí nhớ.

Các triệu chứng rất đa dạng như mất trí nhớ, suy giảm khả năng phát ngôn, đau cơ, co giật cơ bắp gây ảnh hưởng đến khả năng điều phối và di chuyển của con người, làm mắt nhìn mờ kèm theo ảo giác.

2.5 Bệnh NPH gây sa sút trí tuệ người cao tuổi

NPH (Normal Pressure Hydrocephalus) hay còn gọi là bệnh tràn dịch màng não hoặc phình nước trong não thất là bệnh liên quan đến sự tích tụ dịch tủy não trong các khoang của não. Do không thể thoát ra ngoài nên dịch ứ lại và làm tăng áp lực não, làm ảnh hưởng đến chức năng của não và dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Những người mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc đi lại, dễ mất thăng bằng, suy giảm nhận thức, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và khả năng ghi nhớ của não bộ.

2.6 Bệnh Huntington gây sa sút trí tuệ người cao tuổi

Đây là căn bệnh mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến nhận thức hành vi và khả năng di chuyển của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, trầm cảm, hay nói lắp, có thể xuất hiện ảo giác, co giật không kiểm soát.

2.7 Suy giảm trí nhớ WSK

Suy giảm trí nhớ WSK có nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu hụt vitamin B1, thường xảy ra ở nhóm người hay lạm dụng rượu bia, suy dinh dưỡng hoặc nhóm người mắc bệnh ung thư giai đoạn di căn hay người có hormone tuyến giáp cao bất thường. Triệu chứng của căn bệnh thường hay lẫn lộn, mất trí nhớ ngắn hạn và đôi khi đi kèm ảo giác.

2.8 Bệnh mất trí nhớ Parkinson

Bệnh mất trí nhớ Parkinson là bệnh thần kinh mạn tính tăng dần và ở giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Mặc dù không phải tất cả người bệnh Parkinson đều dẫn đến sa sút trí tuệ, nhưng nó cũng có cơ chế giống như bệnh mất trí nhớ thể Lewy đã nêu ở trên. Các triệu chứng thường gặp bao gồm run tay, co cơ, khó khăn khi nói, nhận thức sai lệch.

Sa sút trí tuệ có thể do tuổi tác, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn

 

3. Cách phòng tránh sa sút trí tuệ cho những người cao tuổi

Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, người cao tuổi cần:

– Thường xuyên hoạt động trí não bằng cách đọc báo, tham gia các cuộc sinh hoạt cộng đồng hoặc chơi các trò chơi trí tuệ.

– Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp cho sức khỏe như đi bộ, thiền, yoga…

– Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ não, tuần hoàn não…

Người cao tuổi bị sa sút trí tuệ cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, tránh kéo dài thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người cao tuổi nên tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa suy giảm trí nhớ

Sa sút trí tuệ người cao tuổi là hội chứng phổ biến tiến triển rất âm thầm và do nhiều bệnh lý gây ra. Chính vì thế, người bệnh cần thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa thần kinh uy tín để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và được tư vấn cũng có có phác đồ điều trị phù hợp thay vì tự phán đoán, điều trị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top