✴️ Bệnh viêm da do tiếp xúc do côn trùng

Nội dung

Viêm da tiếp xúc côn trùng thường xảy ra vào thời điểm nào?

Bệnh lý này thường bùng phát vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Nguyên nhân là do sau khi thu hoạch lúa hoặc do mưa nhiều làm ngập ruộng khiến bướm và kiến khoang không còn chỗ trú nên sẽ bay vào trong nhà, đặc biệt là buổi tối, khi thắp đèn sáng, bướm sẽ bay vào.

Hơn nữa, vào mùa hè, đa số mọi người thường mặc đồ thoáng mát, rộng rãi, phần da hở nhiều nên dễ tiếp xúc hơn với dị nguyên gây bệnh.

 

Phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng với bệnh zona

Zona là bệnh do virus Varicella zoster gây bệnh thủy đậu từ trước gây ra. Khi khỏi thủy đậu, virut vẫn còn khu trú trong hạch và đến khi gặp điểu kiện thuận lợi nó sẽ bùng phát và gây bệnh zona.

viem-da-do-tiep-xuc-con-trung

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc côn trùng

Bệnh thường có biểu hiện đau nhức trước khi mọc mụn nước. Chúng thường mọc thành từng đám, đặc biệt là các mụn nước thường chỉ phân bố ở một bên phải hoặc trái của cơ thể. Nhiều trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn còn cảm thấy đau nhức tại vùng mọc mụn trước đây.

 

Biểu hiện bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Ban đầu biểu hiện của bệnh thường là những dát đỏ da, sau đó phù nề. Người bệnh thấy rát, đau, ngứa khó chịu. Trên bề mặt thương tổn màu trắng xám, lõm ở giữa, mụn nước, loét. Khi bị bội nhiễm thì có mủ trắng.

Khi trên da xuất hiện những đám da màu đỏ, ngứa rát, đau, bệnh nhân nên  đến khám và điều trị tại cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị ngoại trú và không cần nằm viện.

 

Phòng bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Để phòng bệnh, người dân nên thực hiện một số biện pháp sau: Sau vụ thu hoạch, buổi tối nên đóng kín cửa tránh côn trùng bay vào, không lộn quần áo khi phơi tránh côn trùng bò vào, không mặc quần áo có côn trùng bám vào, không diệt côn trùng trên da hay trên quần áo.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top