Xylocaine Jelly

Nhóm thuốc:

Thuốc gây tê, mê

Dạng bào chế:

Gel

Thành phần:

Lidocaine

Công dụng

Xylocaine jelly được chỉ định để gây tê bề mặt và bôi trơn:

  • Niệu đạo nam giới và nữ giới trong soi bàng quang, đặt catheter, thăm dò bằng ống thông và các thủ thuật khác ở niệu đạo.
  • Khoang mũi và họng trong các thủ thuật nội soi như soi dạ dày và soi phế quản.
  • Trong soi hậu môn và trực tràng.
  • Đặt nội khí quản.

Điều trị triệu chứng đau do viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Giảm đau sau khi cắt bao quy đầu ở trẻ em.

Liều lượng - Cách dùng

Trẻ < 12t., sử dụng ≤ 6 mg/kg, không dùng quá 4 liều trong vòng 24 giờ.

- Gây tê niệu đạo trong soi bàng quang, đặt catheter, thăm dò bằng ống thông & thủ thuật khác: nam giới: 20 mL, bơm thuốc chậm cho đến khi có cảm giác căng hoặc khi đã bơm được 10 mL, thì kẹp vành dương vật trong vài phút, sau đó bơm phần thuốc còn lại; khi mức độ gây tê thực sự quan trọng, một lượng lớn thuốc (30-40 mL) có thể được bơm thành 3-4 phân liều, để thuốc tác dụng trong 10 phút trước khi đưa dụng cụ vào; nữ giới: bơm 5-10 mL thuốc thành từng phân liều nhỏ để làm đầy niệu đạo.

- Nội soi khoang mũi và họng như soi dạ dày & soi phế quản: bơm liều 10-20 mL đủ để giảm đau & có thể sử dụng một lượng nhỏ để bôi trơn dụng cụ.

- Soi hậu môn & trực tràng: có thể tới 20 mL. Khi phối hợp cùng chế phẩm khác tổng liều không quá 400 mg lidocaine. Bôi trơn khi đặt nội khí quản: bôi khoảng 2 mL.

Điều trị triệu chứng đau do viêm bàng quang & viêm niệu đạo.

Giảm đau sau khi cắt bao quy đầu ở trẻ em.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với: thành phần thuốc, thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide, methyl-/propyl paraben hoặc với PABA.

Tương tác thuốc:

Thuốc có liên quan về mặt cấu trúc với thuốc gây tê tại chỗ, thuốc chống loạn nhịp nhóm III (như amiodarone), thuốc làm giảm độ thanh thải của lidocaine (cimetidine hoặc thuốc chẹn beta) khi dùng lidocaine liều cao lặp lại trong thời gian dài.

Tác dụng phụ:

Đau họng sau thủ thuật đặt nội khí quản. Nhiễm độc toàn thân cấp tính khi quá liều. Hiếm gặp: dị ứng, sốc phản vệ.

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân có niêm mạc bị tổn thương &/hoặc nhiễm trùng ở vùng định sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc gây tê tại chỗ ở miệng họng có thể cản trở việc nuốt, làm tăng nguy cơ hít sặc. Tê lưỡi, niêm mạc làm tăng nguy cơ tổn thương do cắn phải. Bệnh nhân có block dẫn truyền một phần hoặc hoàn toàn. Đang điều trị thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III. Người lớn tuổi và bệnh nhân có tổng trạng kém. Bệnh gan tiến triển hoặc rối loạn chức năng thận nặng. Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

return to top