Thông thường, để có thể đưa ra dự đoán sơ bộ về bệnh qua triệu chứng đau bụng, người bệnh nên dựa vào vị trí đau, tính chất đau và các biểu hiện kèm theo, chẳng hạn như:
Cảm giác đau, nóng rát, thời gian đau không cố định, mức độ tăng khi thức khuya nhiều, người bệnh có thể kèm theo tình trạng ợ hơi, ợ chua nhiều… Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh như Hội chứng dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh về đại tràng ngang…
Vị trí đau ngay dưới gan, có thể kèm theo sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, ngứa… đây là biểu hiện của các bệnh lý về gan, mật, túi mật.
Có thể là triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày, tụy, lách,…
Thường là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn…
Có thể do bệnh viêm đại tràng, thận và niệu quản hai bên…
Là dấu hiệu của các bệnh về manh tràng, đại tràng, buồng trứng, vòi trứng hai bên…
Thường là do bệnh lý về bàng quang, đại tràng sigma, trực tràng, tiền liệt tuyến ở nam, tử cung ở nữ…
Nếu người bệnh bị đau bụng dữ dội kèm các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết… thì rất có thể là biểu hiện của mọt sô bệnh ngoại khoa cấp tính như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, viêm tụy cấp, viêm túi mật do sỏi, mang thai ngoài tử cung vỡ… Những trường hợp này người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị thích hợp.
Có thể thấy, đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đa số các trường hợp dựa vào vị trí đau bụng cùng tính chất của cơn đau có thể dự đoán sơ bộ được bệnh, nhưng cũng có nhiều trường hợp vị trí đau không cố định hoặc bị đau khắp ổ bụng… Do đó khi có hiện tượng đau bụng, nhất là đau bụng kéo dài kèm theo các triệu chứng khác thì người bệnh nên đến các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và điều trị mà không nên tự ý dùng thuốc, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh