Viêm thanh quản biểu hiện thế nào?
Thông thường, viêm thanh quản cấp xảy ra sau một đợt viêm mũi, xoang, họng cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi cảm lạnh với triệu chứng chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột.
Thời kỳ mới mắc người bệnh có biểu hiện là nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt sau đó đau họng, cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng. Tiếng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng.
Bệnh nhân có thể ho từng cơn, lúc đầu ho khan, sau đó ho có đờm nhày. Những triệu chứng trên của bệnh thường kéo dài trong vài ngày. Sau đó, các triệu chứng giảm dần.
Ở một vài trường hợp viêm thanh quản cấp do virut cúm, sởi… gây nên, ở trẻ nhỏ thường bệnh lan tiếp theo đường hô hấp gây viêm khí – phế quản, nặng hơn có thể gây nên viêm phổi.
Khi mắc viêm thanh quản cấp người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế nói, giữ ấm người, đặc biệt là giữ ấm cổ, gan bàn chân, tay. Khi có biểu hiện bội nhiễm bệnh nhân sốt, ho… thì phải dùng kháng sinh, dùng thuốc giảm ho (cần đi khám bệnh để bác sĩ kê đơn).
Để làm giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần kết hợp nhỏ thuốc ngạt mũi, súc họng… giúp giảm đau, ho và viên họng.
Nếu tình trạng viêm thanh quản không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh không được chủ quan, cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ kết hợp với việc thăm khám định kỳ. Có như vậy mới giúp điều trị hiệu quả và cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Đối với những trường hợp chưa mắc viêm thanh quản cần áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh