Các phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa truyền thống
Điều trị toàn thân: Tránh chất kích thích gây kích ứng da; Giữ ẩm cho da bằng cách dùng kem bôi, mỡ làm ẩm da; Tắm nước hơi ấm nhưng không nóng, hạn chế xà phòng; Khi có bội nhiễm nên dùng erythromycine chống tụ cầu vàng; Corticoids đường toàn thân ( uống) nên hạn chế dùng, chỉ dùng cho giai đoạn nặng và dùng từng đợt ngắn; Với chàm tổ đỉa đang trong giai đoạn cấp tính cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích ( cà phê, rượu bia…); Tránh cào gãi chà xát, tránh xà phòng; Nếu có nhiễm khuẩn rõ dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 – 10 ngày…
Điều trị tại chỗ : Theo các bác sĩ, đối với chàm tổ đỉa cấp tính chảy nước, loét cần được dùng các thuốc làm dịu da, sát khuẩn, chống ngứa, ráo nước. Tiến hành đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/ 4000, nước muối sinh lý 9 %, Nitrat bạc 0,25 %, Rivanol 1 %o, dung dịch Yarish trong 5- 7 ngày đầu. Tiếp đó, bệnh nhân cần được bôi thuốc màu dung dịch tím Metin 1 % , dung dịch Milian, kết hợp hồ nước. Khi tổn thương khô cho bôi tiếp dầu kẽm cream, mỡ corticoid và kháng sinh ( cream Synalar, neomycin, cream celestoderm -neomycin….)
Với chàm tổ đỉa mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hoặc mỡ corticoid và a.salicylic như mỡ diprosalic để điều trị.
Các phương pháp điều trị bệnh chàm tổ đỉa hiện đại
Điểm cơ bản của phương pháp này là sử dụng thuốc bôi truyền thống tùy theo từng bệnh nhân, từng giai đoạn cụ thể tiến hành kết hợp các loại thuốc cả mỡ và kem với nhau.
Bệnh viện là địa chỉ khám chữa uy tín các bệnh về da liễu
Đồng thời kết hợp uống thuốc giải cơ địa mẫn cảm. Nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bằng phương pháp này…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh