Một số mẹo giúp bạn làm dịu vết cháy nắng

Nội dung

Cháy nắng nhẹ có thể gây đỏ, đau và sưng nhẹ trong khoảng từ ba đến bảy ngày. Cũng có thể có dẫn đến bong chóc da và ngứa. Hãy xem xét các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để thổi bay cơn khó chịu từ cháy nắng sau khi tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời.

Thủy liệu pháp

Bồn tắm, vòi hoa sen, và khăn ẩm có thể giúp cung cấp nước cho da bị cháy nắng. Nhiệt độ của nước nên mát hoặc hơi ấm nhằm mục đích giữ ẩm cho da. Nước quá nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên của da.

Đối với bị cháy nắng nhẹ, hãy thử tắm nước mát. Bạn cũng có thể đặt khăn ướt và mát lên trên vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 15 phút, vài lần trong ngày.

 

Gel lô hội

Lô hội là một loại cây có nguồn gốc từ Châu Phi. Lá cây dài màu xanh lá có chứa gel lô hội. Gel lô hội được cho là có tác dụng chống viêm và được sử dụng tại chỗ để làm dịu da bị bỏng nắng/cháy nắng và giúp làm lành vết thương.

Gel lô hội tinh khiết có thể được tìm thấy trong nhiều cửa hàng thuốc và cửa hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các gel càng tươi được cho là càng có hiệu quả hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng một cây lô hội tươi để làm dịu vết bỏng nắng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên dùng gel lô hội để làm dịu vết bỏng nghiêm trọng hoặc vết thương hở.

Hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu khẳng định được tác dụng của gel lô hội. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện ở Thái Lan đã kiểm tra hiệu quả của kem lô hội để dự phòng và điều trị bỏng nắng/cháy nắng.

 

Giấm

Giấm trắng là một bài thuốc truyền thống để giải quyết cháy nắng phổ biến từ rất lâu ở nhiều nước. Mặc dù không có bằng chứng nào về phương pháp chữa bệnh dân gian này, nhưng nhiều người cho rằng nó giúp giảm đau khi thoa lên da.

Ngâm khăn sạch trong dung dịch bao gồm giấm pha loãng với nước. Vắt khăn và áp lên lên vùng bị cháy nắng, tránh tiếp xúc với da bị xước và vùng mắt. Một lựa chọn khác là cho dung dịch này vào một chai xịt sạch và phun nó lên da của bạn.

 

Uống nhiều nước

Điều quan trọng là uống nhiều nước - chúng ta mất nhiều nước hơn khi chúng ta ra ngoài và hoạt động dưới ánh nắng và mặt trời. Mất nước có thể gây đau đầu và mệt mỏi.

 

Lời khuyên

Điều quan trọng cần lưu ý là tự điều trị và tránh hoặc trì hoãn việc chăm sóc vết thương do cháy nắng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn đã bị cháy nắng và đang cân nhắc sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, trước tiên hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.

Hãy tìm đến bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu bị sốc hoặc kiệt sức do nhiệt, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Buồn nôn, sốt, hoặc ớn lạnh
  • Da trầy xước nghiêm trọng
  • Mất nước nghiêm trọng như ngừng ra mồ hôi, không đi tiểu trong một thời gian dài

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top