✴️ Nguyên nhân, hậu quả của trào ngược dạ dày khó thở

Nội dung

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày (GERD) là hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thường xảy ra khi cơ thể rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES). Cơ thắt thực quản dưới là van nằm ở cuối thực quản và trên dạ dày, nhiệm vụ chính là đóng mở khi nuốt thức ăn.

Dấu hiệu phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm: Khó ăn, đau tức ngực, thường buồn nôn, ho, giọng khàn, tiết nhiều nước bọt hơn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua sau khi ăn

Đối tượng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bất kỳ ai. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh thường là:

– Thừa cân, béo phì.

– Đang trong thai kỳ

– Sử dụng các chất kích thích

– Bị bệnh hen suyễn

– Ăn uống sai cách, sai thời điểm

– Bị bệnh tiểu đường

– Bị thoát vị cơ hoành

– Chức năng hoạt động của dạ dày đang suy giảm

 

2. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày khó thở

Trào ngược dạ dày khó thở là biểu hiện của việc bệnh đang trở nên nghiêm trọng. Triệu chứng xuất hiện khi axit trong dạ dày trào ngược và xâm nhập vào phổi. Thường xảy ra trong lúc ngủ và làm đường thở xưng lên gây khó thở. Không chỉ vậy điều này còn có thể dẫn đến hen suyễn hoặc viêm phổi hít (aspiration pneumonia). Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp với các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè.

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Gut năm 2007, triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD) tỉ lệ xuất hiện ở người bệnh hen suyễn là 59%. Dù trào ngược dạ dày không phải nguyên nhân dẫn đến hen suyễn nhưng lại có thể làm chứng bệnh này nặng thêm.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở là:

– Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, lan vào các đường dẫn khí nhỏ. Từ đó khiến những đường dẫn bị co lại gây khó khăn trong vận chuyển khí dẫn đến khó thở.

– Axit trong dạ dày khi trào lên thực quản sẽ kích thích các đầu dây thần kinh phần dưới. Khi bị kích thích các đầu dây thần kinh thì cơ trơn của thực quản sẽ co lại dẫn đến đường thở cũng co lại.

– Khi ăn quá nhiều sẽ tạo áp lực lên đường thực quản lớn và hiện tượng chèn ép lên khí quản. Nguyên nhân dẫn tới hơi thở bị đứt quãng và xuất hiện triệu chứng khó thở.

 

3. Hậu quả khi không điều trị trào ngược dạ dày khó thở đúng cách

Trào ngược dạ dày đã nguy hiểm và khi đã gây khó thở mà vẫn không được điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Điển hình như:

 

3.1 Ảnh hưởng đến đường hô hấp

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến hiện tượng axit dạ dày tràn vào phổi. Khi đó sẽ gây kích ứng các tế bào phổi, cổ họng và dẫn đến các vấn đề hô hấp khác. Triệu chứng và biến chứng phổ biến ở đường hô hấp như:

– Xuất hiện hiện tượng ho khan, đau họng, khàn giọng, thở khò khè

– Viêm phổi, viêm họng, viêm thanh quản

– Phổi có dịch

– Nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn trầm trọng hơn

 

3.2 Barrett thực quản

Barrett thực quản là một hiện tượng bệnh lý xảy ra khi có sự bất thường ở các tế bào lót ở thực quản. Khi mắc bệnh Barrett thường có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư thực quản. Nên thăm khám bác sĩ định kỳ để được kiểm tra thường xuyên.

 

3.3 Viêm, nhiễm trùng thực quản

Viêm thực quản nguyên nhân chủ yếu do trào ngược axit dạ dày gây ra hoặc do nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình của viêm thực quản bao gồm đau khi nuốt, cảm thấy nóng rát ở thực quản,… Các loại thuốc thường dùng như thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn H2 sẽ được dùng khi nguyên nhân chủ yếu là do trào ngược axit. Có thể được chỉ định thêm thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng.

 

3.4 Trào ngược dạ dày khó thở gây hẹp thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn tới hẹp thực quản. Vì axit từ dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc và gây viêm thực quản. Quá trình gây tổn thương và không thể phục hồi trên thực quản dần dần sẽ hình thành các mô sẹo dẫn đến hẹp thực quản.

 

3.5 Ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư thực quản. Xuất hiện khối u ung thư thực quản và bắt đầu phát triển trong niêm mạc thực quản. Các triệu chứng ung thư thực quản phổ biến bao gồm: khàn tiếng, xuống cân bất thường, khó khăn và đau khi nuốt

 

4. Phòng ngừa

Khi có các biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, hãy đến bệnh viện khám sớm nhất. Giúp biết chính xác tình trạng bệnh và được các chuyên gia tư vấn cách điều trị phù hợp. Những phương pháp để điều trị trào ngược dạ dày phổ biến như:

 

4.1 Phòng ngừa và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để phòng ngừa và cải thiện bệnh trào ngược dạ dày, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh. Các cách có một cuộc sống tốt có thể là:

– Lịch ăn uống khoa học: Nên có các bữa ăn nhỏ trong lịch sinh hoạt, tránh ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều.

– Giảm cân: Trong trường hợp bạn đang thừa cân hoặc béo phì thì nên có kế hoạch giảm cân lành mạnh. Phối hợp tập thể dục và ăn thực phẩm tốt.

– Lựa chọn sử dụng thực phẩm lành mạnh: Nên sử dụng các thực phẩm chứa chất xơ, đạm, chất béo, vitamin tốt cho sức khỏe. Để ý hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp chứa nhiều dầu mỡ và muối.

– Nâng đầu giường, hoặc gối cao đầu: Khi ngủ nên nâng đầu giường lên cao với độ dốc khoảng từ 15 – 17 độ. Mục đích chính là giúp thức ăn trong dạ dày không đi vào đường thực quản khi ngủ.

– Chọn quần áo thoải mái: Nên mặc quần áo rộng rãi, hạn chế đeo thắt lưng gây áp lực lên vùng bụng.

– Từ bỏ sử dụng chất kích thích: Hãy bỏ thuốc lá, uống rượu bia,… những chất kích thích có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

 

4.2 Điều trị

Điều trị bằng thuốc Tây

Để điều trị chứng trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây thì cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Các nhóm thuốc thường dùng như:

– Thuốc giảm tiết, tác dụng trung hòa axit dạ dày: Điển hình như thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, famotidin… và thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole, omeprazole…

– Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: Bao gồm các thuốc metoclopramide, domperidone… tác dụng chủ yếu là giảm các triệu chứng trào ngược.

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các thuốc thường dùng là alginat, dimeticol, misoprostol… Tác dụng giúp tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày và ngăn ngừa các tác động của axit dạ dày lên niêm mạc.

Lưu ý: Những thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh những hậu quả đáng tiếc.

 

Điều trị bằng thảo dược

Thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Theo các chuyên gia thì 9 loại dược liệu tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Cúc La Mã, Cam thảo, CurmaNano, Hoàng liên, Cam thảo, Hậu phác, Bán hạ bắc, Ngô thù du, Hậu phác, Gừng, Thương truật… Các dược liệu trên có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, giảm tiết axit, kích thích tiêu hóa, làm lành vết loét, giảm viêm và không có tác dụng điều trị. Chính vì vậy bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Tóm lại hiện tượng trào ngược dạ dày gây khó thở tuy nghiêm trọng và cần chú ý hơn. Nhưng bạn vẫn có thể cải thiện được nếu điều trị đúng cách và kiên trì phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Khi xuất hiện trào ngược dạ dày khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách khắc phục tốt và khoa học nhất. Chúc bạn thành công

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top