Xăm hình là việc tạo ra các hình vẽ bằng cách dùng một đầu kim, đưa mực vào lớp hạ bì của da. Trong những năm gần đây, xăm trở thành một hiện tượng ngày càng phổ biến hơn ở giới trẻ. Theo trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, cứ 10 người sinh sau năm 1980 thì sẽ có 4 người có ít nhất một hình xăm.
Mực xăm chứa rất nhiều kim loại nặng bao gồm chì, thủy ngân, arsenic, beryllium và crôm. Mực xăm vĩnh viễn màu đỏ có chứa cadmium và oxit sắt – giúp hình xăm bền với thời gian nhưng lại liên quan đến ung thư, dị tật bẩm sinh, dị ứng và các phản ứng phụ đáng sợ khác. Một số bệnh nhân sử dụng loại mực này đã bị bỏng do kim loại trong mực xăm của họ ở nhiệt độ cao.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không phê duyệt lưu hành các mực xăm, và không có sắc tố nào trong các sản phẩm này được chấp thuận để tiêm vào da cho mục đích thẩm mỹ.
Một số chất được tìm thấy trong mực xăm có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Mercury là một chất độc thần kinh có thể làm hỏng hệ thần kinh và não và dẫn đến những rối loạn về thể chất và tâm lý. Chì gây ra các tổn thương cơ và mô, ảnh hưởng đến tim, xương, ruột, thận và hệ sinh sản. Beryllium được biết đến như một chất gây ung thư và nó có liên quan đến một loại bệnh phổi thường gây tử vong được gọi là bệnh mãn tính Beryllium. Cadmium gây hại cho xương, thận và phổi. Arsenic tác động tiêu cực lên nhiễm sắc thể.
Giữ cho gan khỏe mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh, đó là lý do tại sao bạn nên chú ý đến các dấu hiệu không tốt cho cơ quan giải độc quan trọng này. Kim loại nặng trong mực xăm sau làm tăng men gan và dẫn đến suy gan. Các nghiên cứu cho thấy các hydrocacbon thơm đa vòng (trong mực xăm đen) đã được tìm thấy trong các hạch bạch huyết của những người đã xăm hình, khiến chúng thực sự chuyển sang màu đen.
Bất cứ ai lo lắng về các vấn đề sức khoẻ liên quan đến hình xăm đều có thể xem xét xóa bỏ hình xăm của mình. Nhưng trớ trêu thay, việc xóa hình xăm cũng có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi xóa xăm bằng laser, mực xăm được hòa tan và những hóa chất nguy hiểm trong mực xăm sẽ được phân tán vào mô và mạch máu, nơi chúng có thể gây ra nhiều tổn thương kéo dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh