Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu (số trên cùng) và huyết áp tâm trương (số phía dưới) thường được viết dưới dạng một tỷ lệ, ví dụ: 120/80mmHg. Kết quả đo chỉ số huyết áp cao hơn 140/90mmHg sau nhiều lần đo đúng cách có thể cho thấy tình trạng tăng huyết áp.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là tình trạng huyết áp tâm thu tăng (trên 140mmHg), nhưng huyết áp tâm trương vẫn bình thường hoặc thấp (dưới 90mmHg).
Trong hầu hết các trường hợp người cao tuổi, nguyên nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc là do suy giảm tính đàn hồi của hệ thống động mạch. Tiến trình lão hóa tự nhiên gây vôi hóa sợi elastin, tăng độ cứng của cơ trơn thành động mạch, rối loạn chức năng nội mô, phóng thích chất tiền viêm và khiến động mạch không còn nhạy cảm với các chất giãn mạch do cơ thể tiết ra nữa. Hậu quả là thành mạch trở nên xơ cứng và dày hơn, từ đó kích thước lòng mạch nhỏ lại khiến cho áp lực dòng máu đi qua động mạch tăng lên. Kết quả là huyết áp tâm thu tăng lên nhưng huyết áp tâm trương không bị ảnh hưởng.
Những thay đổi này chủ yếu xảy ra ở động mạch chủ và các động mạch lớn của cơ thể.
Ngoài ra, huyết áp tâm thu đơn độc có thể tăng thứ phát do là hậu quả của những tình trạng sau:
Việc xác định nguyên nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc thứ phát đặc biệt quan trọng đối với trường hợp bệnh nhân còn trẻ (dưới 30 tuổi), trong bệnh cảnh tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp tiến triển hoặc ác tính.
Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc các yếu tố về tim mạch cũng khiến bạn có nhiều khả năng mắc phải tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Cụ thể là:
Huyết áp tâm thu cao là tình trạng diễn tiến mạn tính và nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân nên cần được điều trị lâu dài, đúng và đủ hằng ngày, đồng thời theo dõi đều đặn. Mục tiêu điều trị là nhằm duy trì huyết áp mục tiêu (chỉ số huyết áp dưới 140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu có thể; với người có nguy cơ tim mạch thì cần duy trì dưới 130/80mmHg) và giảm tối đa các nguy cơ biến chứng khác trên tim mạch.
Tùy thuộc vào mức độ cao huyết áp, các nguy cơ biến chứng và khả năng bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích hay chưa để bác sĩ xem xét chỉ định các thuốc kiểm soát huyết áp phù hợp.
Trong các thuốc để hạ huyết áp dùng điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc, ưu tiên sử dụng đầu tay là thuốc lợi tiểu giống thiazide và thuốc chặn canxi. Thuốc hàng thứ hai gồm thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II. Đa số bệnh nhân cần phối hợp hai hoặc nhiều thuốc để giảm được áp huyết hiệu quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng trong việc điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc là không ảnh hưởng hay làm cho huyết áp tâm trương giảm xuống quá thấp. Nếu tình trạng đó xảy ra, bệnh nhân có thể mắc phải các biến chứng nguy hiểm khác.
Cuối cùng, bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng huyết áp và đảm bảo việc điều trị đang phát huy hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, thói quen tự theo dõi huyết áp tại nhà cũng cần được khuyến khích nhằm giúp bệnh nhân tự theo dõi tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh