Một số thông tin về buồng trứng đa nang và mụn trứng cá

Nội dung

PCOS, hormone và mụn trứng cá

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là vấn đề về nội tiết sinh sản phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Có tới 10% thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ đang sống chung với PCOS.

Mất cân bằng hormone là nguyên nhân chính của PCOS. Cơ thể của bạn phụ thuộc vào các tín hiệu từ tuyến yên để tạo ra lượng estrogen, progesterone và testosterone thích hợp. PCOS phá vỡ các tín hiệu này. Nếu không có tín hiệu thích hợp từ tuyến yên, nồng độ estrogen và progesterone giảm, và nồng độ testosterone tăng lên. Điều này có thể ngăn ngừa rụng trứng và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Mụn trứng cá
  • Lông mọc trên mặt, ngực, hoặc lưng
  • Tăng cân hoặc khó giảm cân
  • Các mảng da sẫm màu ở mặt sau cổ hoặc các khu vực khác

 

Các nguyên nhân khác gây ra mụn trứng cá

PCOS chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây mụn.

Thông thường, mụn trứng cá là do:

  • Sản xuất qúa nhiều dầu trên da.
  • Tế bào da chết bị mắc kẹt sâu trong lỗ chân lông của bạn
  • Vi khuẩn (chủ yếu là Propionibacterium acnes)
  • Hormone dư thừa hoạt động quá mức

Mụn trứng cá cũng có thể do:

  • Căng thẳng
  • Thay đổi hormone, chẳng hạn như khi mang thai
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid

Một số hành vi nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, ví dụ như:

  • Không rửa mặt thường xuyên
  • Không uống đủ nước
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm gây bít lỗ chân lông

 

Các lựa chọn điều trị 

Thuốc trị mụn không kê đơn thường có thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh để giúp điều trị mụn trứng cá. Mặc dù các thành phần này có thể giúp giảm mụn, nhưng chúng thường không đủ để điều trị mụn trứng cá.

Điều trị mất cân bằng hormone là cách duy nhất để loại bỏ mụn trứng cá liên quan đến PCOS. Nếu bạn nghĩ rằng tình trạng mụn trứng cá của bạn có liên quan đến PCOS, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu của bạn. Họ có thể kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau đây.

 

Thuốc tránh thai đường uống

Thuốc tránh thai đôi khi được dùng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại thuốc tránh thai nào cũng có tác dụng.

Thuốc tránh thai kết hợp là thuốc tránh thai duy nhất giúp ổn định mức độ hormone trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Chúng thường chứa một hỗn hợp của ethinyl estradiol và một hoặc một số thành phần sau đây:

  • Progestin norgestimate
  • Drospirenone
  • Norethindrone acetate

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai nếu bạn trên 35 tuổi hoặc có tiền sử:

  • Ung thư vú
  • Có cục máu đông
  • Tăng huyết áp
  • Hút thuốc lá

 

Thuốc kháng androgen

Thuốc kháng androgen là thuốc uống theo đơn làm giảm nồng độ testosterone. Mặc dù androgen được phân loại là hormone nam giới nhưng phụ nữ cũng có các androgen tự nhiên. Sự khác biệt là phụ nữ có nồng độ androgen thấp hơn.

Đôi khi Hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS và các tình trạng rối loạn hormone khác có thể tạo ra quá nhiều testosterone trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và tế bào da, dẫn đến mụn trứng cá.

Không phải tất cả mọi người bị mụn trứng cá do hormone đều có nồng độ androgen cao, vì vậy bác sĩ xe cho bạn xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ androgen.

 

Retinoids

Các retinoid không kê đơn thường được sử dụng để xóa đi sự xuất hiện của các nếp nhăn và cải thiện tông màu da không đồng đều. Một số công thức cũng được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, và thường là giải pháp điều trị dành cho thanh thiếu niên.

Nếu bạn bị mụn trứng cá liên quan đến PCOS, bạn không cần dùng các thuốc Retinoid và bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu - nội tiết để nhận được chế độ điều trị đặc hiệu hơn. Isotretinoin retinoid đường uống thường là lựa chọn phổ biến nhất.

Retinoids làm cho làn da của bạn cực kỳ nhạy cảm với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, vì vậy điều quan trọng là phải thoa kem chống nắng suốt cả ngày. Nếu da của bạn không được bảo vệ, nguy cơ tăng sắc tố và thậm chí ung thư da sẽ tăng lên.

Nếu bạn lựa chọn dùng retinoids tại chỗ, bạn chỉ nên bôi chúng vào buổi tối. Bôi chúng vào ban ngày có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến mặt trời.

Retinoids bôi tại chỗ cũng có thể bị khô lúc đầu. Bạn có thể cần phải bắt đầu bằng cách sử dụng gel hoặc kem mỗi ngày và dần dần tăng dần để đạt được liều khuyến nghị.

 

Chế độ ăn uống có quan trọng không?

Cho đến nay, có nhiều thông tin mâu thuẫn về cách chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ ăn vặt, chẳng hạn như sô cô la và khoai tây chiên, không thể tự gây ra mụn trứng cá.

Tuy nhiên, đồ ăn có thể gây viêm và viêm có thể gây ra mụn, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mụn trứng cá khác, như PCOS.

Một số loại thực phẩm tự nhiên chống viêm. Bao gồm:

  • Cà chua
  • Cải xoăn
  • Rau bina
  • Hạnh nhân
  • Quả óc chó
  • Dầu ô liu
  • Quả mọng
  • Cá hồi
  • Nghệ

Mặt khác, một số thực phẩm nhất định có thể góp phần gây viêm, bao gồm:

  • Thịt đỏ
  • Bánh mì trắng
  • Khoai tây
  • Món tráng miệng có đường

Mặc dù chỉ thay đối chế độ ăn uống là không đủ để điều trị mụn trứng cá liên quan đến PCOS, đó chính là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch điều trị tổng thể của bạn.

Nếu thay đổi chế độ ăn uống không tạo ra kết quả rõ ràng, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng chống viêm. Các loại thực phẩm chức năng phù hợp là các loại thực phẩm chức năng có bổ sung:

  • Bromelain (một loại enzyme được làm từ dứa)
  • Đồng
  • Tỏi
  • Nghệ
  • Vitamin A và C
  • Kẽm

 

Kết luận

Điều quan trọng cần biết là ngay cả các phương pháp điều trị mụn tốt nhất cũng sẽ ít có hiệu quả nếu bạn không có thói quen chăm sóc da tốt hàng ngày.

Hãy chắc chắn rằng bạn:

  • Rửa mặt hai lần một ngày.
  • Sau khi rửa mặt, sử dụng thêm chất dưỡng ẩm không chứa dầu phù hợp với loại da của bạn
  • Tránh cọ xát vào mụn.
  • Chỉ sử dụng sản phẩm trang điểm không gây mụn.

Điều quan trọng cần nhớ là mụn trứng cá không phải là triệu chứng PCOS duy nhất mà bạn có thể gặp phải. Thông báo về bất kỳ triệu chứng mới hoặc bất thường cho bác sĩ. Họ có thể sửa đổi kế hoạch điều trị hiện tại của bạn để phù hợp hơn với nhu cầu của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top