Các nhà khoa học đã cấy ghép những mô đó lên chuột sống và chúng hình thành liên kết thích hợp với những cơ quan khác nhau, chẳng hạn dây thần kinh và sợi cơ.
“Cho đến nay, việc phát triển da nhân tạo chưa thành công vì thực tế thiếu cơ quan quan trọng như nang lông và tuyến ngoại tiết, cho phép da thực hiện chức năng quan trọng của chính nó”, Tiến sĩ Takashi Tsuji, chủ nhiệm công trình nghiên cứu hiện công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Phát triển Sinh học ở Kobe cho biết.
Để thực hiện công trình nghiên cứu, xuất bản trên Tạp chí Những thành tựu Khoa học Hiện đại (Mỹ), các nhà khoa học Nhật Bản đã lấy tế bào từ nướu chuột và sử dụng hóa chất chuyển đổi chúng thành tế bào giống như tế bào gốc cảm ứng đa năng (Ips).
Các nhà nghiên cứu có thể làm cho những tế bào này hình thành nhiều lớp sâu và cấu trúc da khác nhau.
Một trong những đặc tính quan trọng đối với sự phát triển loại da nhân tạo này là việc điều trị bằng Wnt10b, một phân tử tín hiệu, tạo điều kiện hình thành một lượng lớn nang tóc, làm cho mô nhân tạo giống mô tự nhiên hơn.
“Nhờ công nghệ mới này, chúng tôi phát triển thành công loại da có thể thay thế chức năng của tế bào bình thường”, ông Tsuji nhấn mạnh.
Nhà khoa học Nhật Bản cho biết thêm: “Chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn đến giấc mơ có thể tạo ra cơ quan nội tạng thực tế trong phòng thí nghiệm để dành cho cấy ghép y học”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh