Nguyên nhân gây nấm móng là gì?

Nguyên nhân gây nấm móng là gì?

Nấm móng là một tình trạng xảy ra khi một loại nấm cực nhỏ xâm nhập vào móng tay hoặc móng chân và gây bệnh. Nhiễm nấm xảy ra ở móng chân thường xuyên hơn ở móng tay, và bất cứ ai cũng có thể bị nấm móng. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch, nấm móng có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng.

Thông thường, nấm móng xảy ra khi nấm xâm nhập vào móng tay hoặc móng chân thông qua một chấn thương nhỏ (vết cắt hoặc vết gãy) ở vùng móng. Nấm móng thường không phải do vệ sinh kém và hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác. Có thể khó xác định chính xác vị trí hoặc cách thức nhiễm nấm, tuy nhiên những nơi ẩm ướt và có nhiệt độ cao thường là những nơi lý tưởng cho nấm phát triển.

 

Triệu chứng của nấm móng là gì?

Nấm móng thường khiến móng dày lên và thay đổi màu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nấm móng có thể khiến đau ở vùng đầu ngón tay hoặc chân.

Ban đầu, người bệnh thường chỉ bị nhiễm nấm ở móng tại 1 - 2 ngón, nhưng nếu không điều trị và ngăn ngừa kịp thời, tình trạng này sẽ nhanh chóng lan ra khắp bàn tay, bàn chân và lây sang tay/chân bên cạnh. Nặng hơn nữa là tình trạng nấm có thể dẫn tới viêm chân móng, gây sưng đỏ, đau, có mủ, ngứa nhiều khiến người bệnh gãi nhiều, càng làm tổn thương nặng hơn.

 

Chẩn đoán nhiễm nấm móng

Tại các cơ sở y tế, các chuyên gia da liễu sẽ xem xét kỹ móng tay/chân của người bệnh để đánh giá các dấu hiệu nổi bật định hướng cho chẩn đoán. Thủ thuật lấy mẫu ở vùng tổn thương cũng có thể được thực hiện, sau đó mẫu được gửi đến các phòng thí nghiệm để soi tìm nấm và xác định loại nhiễm trùng mà bạn đang mắc phải.

 

Điều trị nấm móng như thế nào?

Điều trị nấm móng được thực hiện dưới rất nhiều biện pháp khác nhau, có thể kể đến như:

  • Dùng kem bôi, gel hoặc các thuốc chống nấm dạng bôi
  • Thủ thuật can thiệp sâu loại bỏ vùng bị nấm. Hiếm khi việc tiến hành phẫu thuật được thực hiện, nhưng việc cắt bỏ móng bị nhiễm trùng có thể giúp bôi thuốc trực tiếp lên vùng bị tổn thương và điều trị hiệu quả hơn.
  • Thuốc đường uống, chẳng hạn như terbinafine có thể dùng trong điều trị nấm móng

Đối với nhiễm trùng móng chân, việc điều trị sẽ khó khăn hơn so với nhiễm trùng móng tay. Nguyên nhân là do móng chân phát triển chậm hơn nhiều so với móng tay. Bên cạnh đó, chân thường ở trong môi trường ẩm ướt như giày, đi ủng... mà không được khô ráo hay chắm sóc tốt như tay. Điều này làm khuyến khích sự phát triển của nấm và dẫn tới việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

 

Làm thế nào để dự phòng nấm móng?

Để dự phòng tình trạng nấm móng, hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây như:

  • Tránh đi chân đất (chân trần) trên nền ở các khu vực công cộng, nhất là những nơi có nguy cơ cao như phòng thay đồ,...
  • GIữ bên trong giày khô thoáng, đồng thời nên thay tất đều đặn, thường xuyên. Nên sử dụng các loại tất 100% cotton.
  • Sừ dụng giày vừa vặn. Giày chật có thể gây chèn ép lên móng chân và có thể làm tăng nguy cơ nấm móng
  • Sử dụng các loại bột thấm hút độ ẩm hay bột chống nấm

 

Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược có thể xảy ra khi phần góc hoặc cạnh của móng, mọc ngược lại vào thịt của ngón chân. Trong đa phần các trường hợp, móng mọc ngược xảy ra ở ngón chân cái.

Tình trạng móng chân mọc ngược gây ra rất nhiều phiền toái, với các triệu chứng phổ biến bao gồm đau, đỏ và sưng tấy. Nhiễm trùng có thể xảy ra trong một số trường hợp.

 

Nguyên nhân gây ra móng mọc ngược?

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Cắt móng chân quá sâu
  • Cắt móng chân không thẳng
  • Tổn thương vùng móng chân
  • Chèn ép vùng móng chân, như đi giày quá chật

 

Làm thế nào để điều trị tình trạng này?

Đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ, móng chân mọc ngược có thể được điều trị bằng cách ngâm chân trong nước ấm từ 15-20 phút. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ. Nếu giảm đau không có hiệu quả, sưng và tiết dịch ở vùng móng, việc tiểu phẫu cắt bỏ vùng móng có thể được thực hiện để loại bỏ vùng móng mọc ngược.

 

Tổng kết

Tình trạng nấm móng và móng mọc ngược có thể xảy ra ở móng tay hoặc móng chân. Thông thường, chúng không quá khó điều trị song khả năng tái phát lại là tương đối cao. Hãy tham khảo một số mẹo trong bài viết, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hỗ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top