Xăm thẩm mỹ là một dạng xăm mình, sử dụng mực vĩnh viễn để bắt chước lại vẻ ngoài khi kẻ mắt, kẻ môi, chì kẻ mày hoặc các dạng trang điểm khác.
Trong những năm gần đây, xăm trở thành một hiện tượng ngày càng phổ biến hơn ở giới trẻ. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, cứ 10 người sinh sau năm 1980 thì sẽ có 4 người có ít nhất một hình xăm.
Xỏ khuyên lại là một hình thức khác. Tai, mũi, lông mày, lưỡi, môi, rốn, núm vú, cơ quan sinh dục và các cơ quan khác của cơ thể đều có thể xỏ khuyên được. Các thủ thuật khác, làm thay đổi cơ thể nghiêm trọng hơn bao gồm dùng đồ trang sức để làm căng dái tai, cấy hạt vào da, xỏ khuyên vào các sụn ….
Có rất nhiều nguy cơ về sức khỏe liên quan đến xăm và xỏ khuyên, bao gồm:
Không chỉ có thế, các ảnh hưởng lâu dài của mực và màu xăm hiện nay vẫn chưa ai biết rõ. Cho đến tận gần đây, chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào kiểm tra được tính an toàn của mực dùng để xăm.
Có khoảng hơn 50 loại màu dùng trong xăm mình được dùng để xăm thẩm mỹ, nhưng nguy cơ của việc tiêm các loại màu này vào dưới da hiện vẫn chưa rõ. Đến nay, FDA chỉ công nhận một số loại sắc tố an toàn khi sử dụng bên ngoài, chứ không phải là tiêm dưới da. Hay nói cách khác, là chưa có một loại màu sắc nào được chính thức công nhận là an toàn khi tiêm dưới da cả.
Trong năm 2003 và 2004, có khoảng hơn 150 phản ứng tiêu cực liên quan đến mực xăm, như dị ứng, viêm da liên quan đến tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… (chỉ tính các trường hợp báo cáo lại cho FDA). Hiện nay, FDA đang bắt tay vào việc điều tra về mức độ an toàn của những loại mực để xăm mình này.
Bạn có thể làm giảm các nguy cơ khi xăm mình hoặc xỏ khuyên bằng các cách dưới đây:
Hình xăm có thể được xóa nhưng không phải lúc nào cũng xóa được hoàn toàn hoặc đem lại kết quả tốt. Quá trình xóa hình xăm thường rất tốn kém và yêu cầu phải thực hiện nhiều lần. Xóa hình xăm cũng rất dễ để lại sẹo.
Vùng da sau khi xỏ khuyên có thể trở về như ban đầu bằng cách loại bỏ các loại trang sức (khuyên) và để vết xỏ tự lành. Nhưng nếu xỏ khuyên vào sụn, sụn đã bị thủng, hoặc dái tái đã bị kéo dài hay bất kỳ sự thay đổi nào khác trên cơ thể có thể sẽ cần phải điều trị ngoại trú. FDA khuyến cáo, nếu muốn xóa hình xăm, nên tiến hành phẫu thuật laser được thực hiện bởi bác sỹ da liễu. Nếu bạn đang nghĩ đến việc xóa hình xăm của mình, hãy hỏi ý kiến bác sỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh