✴️ Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19 (P1)

Nội dung

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4539/QĐ-BYT ngày 25 tháng 09 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

ĐẠI CƯƠNG

Theo Y học hiện đại:

Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch Viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn thế giới gây đại dịch toàn cầu. Vi rút SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Bên cạnh đó, vi rút cũng liên tục biến đổi tạo ra nhiều biến thể khác nhau trên toàn thế giới làm cho khả năng lây lan mạnh hơn và khó kiểm soát hơn. Người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong.

Theo Y học cổ truyền:

Chủng mới vi rút Corona xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2020 đã gây ra một đại dịch trên diện rộng, với nhiều biến thể phức tạp qua các giai đoạn. Qua nghiên cứu, cập nhật các tài liệu trên thế giới, kết hợp với những quan sát ban đầu về dịch bệnh tại Việt Nam, cho tới thời điểm hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến phù hợp với đặc điểm của “Ôn dịch”, “Nhiệt dịch độc” theo lý luận của y học cổ truyền và quá trình diễn biến bệnh theo vệ, khí, dinh, huyết, tam tiêu.

Bệnh danh:

Căn cứ vào các đặc điểm trên lâm sàng của “Viêm phổi do virus corona chủng mới” COVID-19, bệnh được quy vào phạm vi “Dịch bệnh”, “Ôn bệnh” hoặc “Nhiệt dịch độc” của Y học cổ truyền; căn cứ vào vị trí bệnh có thể gọi là “Phế dịch”. Ở mỗi vùng có thể căn cứ vào đặc điểm bệnh, đặc điểm khí hậu và thể chất khác nhau của bệnh nhân, nguyên tắc cá thể hóa trong điều trị mà có thể vận dụng những lý luận dưới đây để ứng dụng trong dự phòng và điều trị COVID-19.

Bệnh nguyên:

Khí ôn dịch truyền nhiễm:

Bệnh nguyên là một loại khí dị thường đặc thù từ bên ngoài, gọi là lệ khí, hay còn có tên khác như “dịch khí”, “ngược khí”, “dị khí”, “độc khí”, “ngang ngược khí”..., không phải là một trong những yếu tố tà khí thuộc lục dâm như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa đơn thuần. Tác nhân này thường gây ra chứng trạng tương tự nhau, dễ lây lan với tốc độ nhanh và mạnh qua đường tiếp xúc và không khí quanh người bệnh. Vì thế lây nhiễm thường biểu hiện trên diện rộng và khó kiểm soát.

Chính khí suy yếu:

Khi chính khí sung mãn, bất cứ ngoại tà hay dịch độc nào cũng không dễ xâm nhập vào cơ thể. Khi chính khí không đủ mạnh, phế vệ suy yếu, tấu lý sơ hở thì dịch độc thừa cơ xâm nhập vào mà gây bệnh qua đường hô hấp trước tiên.

Bệnh này khởi phát khi thỏa mãn đồng thời ba yếu tố là có nguồn lây nhiễm, có đường truyền nhiễm hay môi trường thuận lợi và nhóm người dễ cảm nhiễm hay chính khí hư suy. Nếu cảm nhiễm độc tà vào sâu thì bệnh phát ngay, nếu cảm bệnh tà ở phần nông thì tà khí không thể tức thời thắng được chính khí nên chưa thể phát bệnh. Chính vì vậy, ủ bệnh là một trong những đặc điểm điển hình của bệnh.

Bệnh cơ:

Dựa trên các triệu chứng của bệnh viêm phổi do COVID-19 kết hợp với những lý luận y học cổ truyền về Ôn bệnh, bệnh cơ chủ yếu là dịch độc bên ngoài nhân lúc chính khí hư suy thừa cơ xâm nhập vào cơ thể qua phế kinh tấn công tạng phế mà gây nên bệnh, nên các triệu chứng sớm thường xuất hiện ở đường hô hấp, rồi vị trường và cuối cùng là toàn bộ các tạng phủ khác nếu không được kiểm soát kịp thời và đúng cách.

Tùy vào vị trí khu trú của ôn dịch từ biểu vào lý mà bệnh sẽ phân ra các thể nhẹ, vừa, nặng và nguy hiểm. Cụ thể là, đa số trường hợp thuận chiều, bệnh thường khởi điểm từ phần vệ, tới phần khí, tiếp đến phần dinh và cuối cùng là huyết phận. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện khởi bệnh có khi bắt đầu ở khí phận, dinh phận và thậm chí từ huyết phận (phục tà nội phát); hay bệnh đang ở vệ có thể trực tiếp vào dinh phận và huyết phận.

Đặc điểm của bệnh là có tính lây lan mạnh từ người này qua người khác, chủ yếu thông qua đường không khí và tiếp xúc, thường xuất hiện ở nơi có đông dân cư. So với bệnh do lục dâm, bệnh do “ôn dịch” phát bệnh nhanh, ở một số trường hợp còn “nhẹ thì sáng mắc tối chết, nặng thì chỉ ít phút sau là chết”. Bệnh lại mang tính đặc thù, triệu chứng khởi phát sớm được ghi nhận là sốt và viêm đường hô hấp trên cấp tính không lý giải được bởi nguyên nhân khác.

Dựa vào đặc điểm của các bệnh nhân COVID-19 được báo cáo, bệnh thường liên quan đến nhiệt, hàn, thấp, độc, hư và ứ, có một số điểm khác biệt so với bệnh Ôn dịch, Ôn bệnh truyền thống. Tại Việt Nam chưa có một tổng kết cụ thể và toàn diện về dịch bệnh này dưới góc nhìn y học cổ truyền, chính vì vậy cần có những khảo sát cụ thể để xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong thời gian sớm nhất.

 

NGUYÊN TẮC CHUNG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH

Phòng bệnh:

Bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng.

Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

Điều trị:

Căn cứ vào chẩn đoán, biện chứng luận trị và thể chất, tình trạng cụ thể của người bệnh.

Điều trị càng sớm càng tốt.

Chú trọng vị trí bệnh và chứng hậu chủ yếu đối với từng giai đoạn của bệnh.

Theo sát các diễn biến bất thường của bệnh.

Tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của người bệnh, thầy thuốc kê đơn gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền phù hợp với lý, pháp, phương, dược và tính chất truyền bệnh của y học cổ truyền; trường hợp kết hợp với y học hiện đại tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại của Bộ Y tế, đồng thời có kế hoạch điều trị, theo dõi và dự phòng hợp lý.

Lưu ý:

Hướng dẫn này không áp dụng đối với trẻ em.

Đối với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.

 

PHÒNG BỆNH

Theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.

Không dùng thuốc:

Tập thở: Hướng dẫn chi tiết tại mục 6.3. Tập thở.

Tự xoa bóp: Hướng dẫn chi tiết tại mục 5.2.2. Xoa bóp toàn thân.

Dùng thuốc:

Thuốc dùng ngoài:

Xông phòng ở, nơi làm việc: Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.

Phương pháp 1

Nguyên liệu: Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, Tỏi, lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió...

Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.

Phương pháp 2

Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

Liều dùng, cách dùng: Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.

Lưu ý:

Không được xông trực tiếp vào người.

Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.

Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng: Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng tuyên phế lợi họng, thuốc cổ truyền để xúc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.

Thuốc dùng trong:

Lựa chọn sử dụng một số dược liệu, thuốc cổ truyền nhằm bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng: Hoài sơn, Trần bì, Hoàng kỳ, Bạch linh, Bạch biển đậu, Đảng sâm, Thái tử sâm, Ý dĩ nhân, Cam thảo...

Lưu ýNgười có bệnh lý nền cần tuân theo tư vấn và chỉ định của thầy thuốc. Với những người có thể trạng béo, bệu thì phải dùng kiện tỳ trừ thấp.

 

ĐIỀU TRỊ

Sử dụng cho bệnh nhân được chẩn đoán xác định COVID-19. Với mỗi thể lâm sàng, tùy từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.

Bệnh nhân F0 không có triệu chứng:

Người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.

Pháp điều trị: Phù chính khu tà.

Điều trị cụ thể:

Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.

Bài thuốc tham khảo:

Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.

Bài 1: Ngọc bình phong tán

Nguồn gốc: Cứu nguyên phương

Thành phần:

Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Sắc lấy 300ml chia uống 2 lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 gam, hãm với khoảng 150ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống, bỏ bã thuốc.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Bài 2: Nhân sâm bại độc tán

Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.

Thành phần:

Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.

Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Bài 3: Sâm tô ẩm

Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.

Thành phần:

Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Bài 4: Đạt nguyên ẩm

Nguồn gốc: Ôn dịch luận.

Thành phần:

Dạng bào chế: Dùng dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Lưu ýMỗi phương điều trị mới kê nên dùng trong 3 ngày, nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT- PCR âm tính, nếu xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm phù hợp.

Bệnh nhân F0 mức độ nhẹ:

Bệnh nhân có xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, ít gặp hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, mất khứu giác, tê lưỡi; chưa có dấu hiệu viêm phổi, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.

Theo Y học cổ truyền, thể bệnh này chủ yếu là lúc ôn dịch mới bắt đầu xâm phạm vào Phế vệ, biểu hiện không rõ ràng các chứng trạng của hàn, nhiệt, thấp. Thận trọng khi dùng các thuốc quá khổ hàn và ôn táo dễ gây tổn thương đến chính khí làm bệnh nặng hơn .

Nhóm này được chia ra làm hai thể cơ bản:

Thể hàn thấp:

Triệu chứng lâm sàng: Sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện dính nhớt không thông. Chất lưỡi bệu nhạt có hằn răng hoặc hồng nhạt, rêu trắng dày bẩn nhớt hoặc trắng nhớt, mạch khẩn, nhu hoặc hoạt.

Pháp điều trị: Hóa thấp thấu tà, ôn phế chỉ khái.

Điều trị cụ thể:

Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.

Bài thuốc tham khảo:

Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.

Bài 1: Sâm tô âm

Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.

Thành phần:

Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Bài 2: Hoắc hương chính khí tán

Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.

Thành phần:

Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 8-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài 3: Nhân sâm bại độc tán gia giảm

Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.

Thành phần:

Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.

Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.

Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.

Gia giảm: Nếu sợ lạnh, sợ gió nhiều gia thêm Quế chi 4-10g; nếu chán ăn, khó tiêu gia Hoắc hương 4-6g, Hậu phác 3-6g; nếu buồn nôn nhiều gia Sinh khương 10-12g.

Thể thấp nhiệt:

Triệu chứng lâm sàng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện nát hoặc dính nhớp khó đi. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng dày, nhờn hoặc vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc nhu.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt khứ thấp, tuyên phế bình suyễn.

Điều trị cụ thể:

Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.

Bài thuốc tham khảo:

Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.

Bài 1: Ngân kiều tán

Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.

Thành phần:

Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 20-24g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài 2: Tang cúc ẩm

Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.

Thành phần:

- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.

- Cách dùng, liều dùng:

Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng bột: Mỗi lần dùng 10-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.

Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.

Bài 3: Thanh ôn bại độc ẩm

Nguồn gốc: Dịch chẩn nhất đắc.

Thành phần:

Liều lượng của 10 vị (Xích thược, Cát cánh, Chi tử, Huyền Sâm, Liên kiều, Hoàng cầm, Tri mẫu, Đan bì, Trúc diệp, Cam thảo) tuỳ triệu chứng của bệnh nhân mà sử dụng.

Dạng bào chế: Thuốc sắc.

Cách dùng, liều dùng: Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (Thủy ngưu giác). Ngày 1 thang sắc lấy 300ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hoà vào rồi uống.

 

XEM TIẾP

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top