Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân nổi mề đay
Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng: Nổi mề đay cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau.
Dị ứng mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, thuốc, hải sản,… và biến mất trong khoảng vài giờ hay vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ), gây ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người. Bệnh không có dấu hiệu báo trước tuy nhiên có thể phát bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân dị ứng, mề đay có thể tiến triển nặng hơn với các hiện tượng như phù mạch (phù quincke), gây sưng to cả một vùng da, da căng nhiều hơn ngứa, kèm theo những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, thậm chí là là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Sau 8 tuần mà bệnh mề đay mẩn ngứa chưa hết, người bệnh được chuẩn đoán là bị bệnh mề đay mạn tính. Lúc này, bệnh có những thay đổi phức tạp hơn, gây ra những triệu chứng đa dạng hơn. Những vết sẩn ngứa xuất hiện có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết. Chỗ mề đay mẩn ngứa nổi phỏng, mụn nước xuất hiện, khi vỡ có nguy có gây nhiễm trùng. Trường hợp này gặp ở trẻ em nhiều nhất.
Một dạng khác nguy hiểm hơn đó là nổi mề đay khổng lồ. Khi phát bệnh, người bệnh không bị ngứa ngáy nhiều như những trường hợp kia mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cừng khó chịu. Trong trường hợp nặng, còn ảnh hưởng đến đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu.
Giai đoạn nổi mề đay mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu vì thế nên đưa người bệnh đi khám để được Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị, giúp nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì. Đặc biệt, với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thì cần phải xác định tác nhân gây dị ứng và hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh. Nếu bạn có ý định tiêm Corticoid (giảm ngứa ngay lập tức) thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ của nó.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh