Chất giữ ẩm bao gồm một số chất như: glycerin, ure, acid carboxylic pyrrolidone (PCA). Chức năng của chúng là hút nước từ hạ bì ở dưới ra ngoài lớp sừng và giữ nước trên bề mặt biểu bì. Ví dụ, glycerin thường được dùng để giữ ẩm do giá thành rẻ và hiệu quả cao, tuy nhiên nhược điểm là gây cảm giác dính nhớp. Do đó, trong pha chế mĩ phẩm cần tối ưu hóa tác dụng trên da và giảm thiểu tác dụng tiêu cực của chất đó.
Chất khóa ẩm làm tăng độ ẩm da bằng cách chống mất nước dưới da qua hàng rào cơ học da. Một số chất thường dùng như petrolatum, sáp, dầu và silicone. Một số chất khóa ẩm, ví dụ như petrolatum có thể gây bí da, thường được kết hợp với các chất làm mềm da để tăng hiệu quả và dễ sử dụng.
Chất làm mềm da giúp giữ ẩm và làm đẹp da bằng cách làm mờ các vết nhăn. Có nhiều loại chất làm mềm da khác nhau trong đó ester và dầu là hai thành phần thường xuất hiện trong mĩ phẩm. Nhìn chung, nó được chia làm các nhóm khác nhau theo khả năng lan tỏa trên da, bằng cách kết hợp chất giữ ẩm với tỉ lệ phù hợp sẽ tạo thành kem dưỡng ẩm da. Có thể kiểm nghiệm sự khác nhau của mỗi chất giữ ẩm bằng cách dùng lotion nền tiêu chuẩn, bên cạnh đó, lipid của nó giống với lipid tự nhiên trên da do đó làm củng cố hàng rào bảo vệ da niêm.
Kết hợp các thành phần trên lại, mỗi nguyên liệu lại có một cơ chế hoạt động khác nhau và các loại kem dưỡng ẩm thông thường là tổ hợp của 3 loại chất để tạo hiệu quả hiệp đồng, làm giảm bớt tác dụng không mong muốn và giảm chi phí. Tuy nhiên vẫn cần test thử bằng nhiều cách và cảm nhận của da trước khi dùng thay vì chỉ đọc quảng cáo của hãng trên sảm phẩm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh