✴️ Tắc ruột cơ năng – nguy hiểm nếu không phát hiện và xử trí đúng cách

Tắc ruột cơ năng là gì, khác như thế nào với tắc ruột cơ học? Hiện có những cách điều trị như thế nào?

 

1. Tắc ruột cơ năng là gì?

Tắc ruột cơ năng là tình trạng tắc ruột do liệt ruột, xảy ra khi nhu động ruột ngừng hoạt động, dẫn dẫn đến cản trở quá trình lưu thông hơi và dịch tiêu hóa, thức ăn trong lòng ruột. Bệnh chiếm khoảng 3 đến 5% số bệnh nhân tắc ruột, còn lại là tắc ruột cơ học.

Tùy theo diễn biến bệnh, có thể phân loại thành tắc ruột cấp tính hoặc bán cấp, tắc ruột hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Tắc ruột cơ năng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với tắc ruột cơ học

Tắc ruột cơ năng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với tắc ruột cơ học

 

2. Nguyên nhân gây tắc ruột

Tắc ruột cơ năng thường là hậu quả của các chấn thương/tổn thương khác trong cơ thể (ví dụ như chấn thương cột sống, thủng dạ dày, thiếu máu cấp tính, viêm phúc mạc ổ bụng, có cục máu đông trong tĩnh mạch mạc treo,…). Mỗi tác động khác nhau, có thể gây liệt ruột ở từng vị trí khác nhau, với mức độ nghiêm trọng nặng nhẹ khác nhau.

Bên cạnh tắc ruột thực sự, còn tồn tại dạng giả tắc ruột, xảy ra khi thần kinh cơ ruột bị tổn thương. Một số yếu tố gây ra tình trạng này như:

– Do thuốc đang sử dụng

– Do các bệnh chuyển hóa

– Mắc các bệnh toàn thân, nhưng có gây tổn thương thứ cấp tại ruột (tiểu đường, xơ cứng bì, rối loạn đông máu, tuyến giáp thiểu năng,…)

– Mất cân bằng điện giải

– Có tiền sử tổn thương đường ruột, chiếu xạ ở bụng hoặc gần vùng bụng.

 

3. Làm thế nào để phân biệt tắc ruột cơ năng và cơ học?

Tắc ruột cơ học rất phổ biến, chiếm tới 95 đến 97% trong khi cơ năng chỉ chiếm từ 3 đến 5%. Vậy hai loại tắc ruột này khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua những khác biệt về nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng.

3.1. Nguyên nhân gây tắc ruột cơ năng và cơ học

Tắc ruột:

– Cơ năng: Do liệt ruột hoặc co thắt ruột.

– Cơ học: Ruột bị tắc do bị bít tắc, thắt đoạn ruột.

3.2 Phân biệt triệu chứng tắc ruột cơ năng và cơ học

Tắc ruột:

– Cơ năng: Đau bụng không theo cơn, ít khi nôn, có thể có bí trung đại tiện hoặc không, bụng chướng nhưng có cảm giác căng đều.

– Cơ học: Đau bụng theo cơn, dữ dội, nôn nhiều, có cảm giác bí trung đại tiện và chướng bụng không đều nhau.

Đau bụng là một trong số các biểu hiện đặc trưng của tắc ruột

Đau bụng là một trong số các biểu hiện đặc trưng của tắc ruột

 

Tắc ruột có thể có nhiều dạng thức khác nhau với những biểu hiện chồng chéo, rất khó phân biệt giữa tắc ruột và giả tắc ruột, đôi khi không thể phát hiện qua thăm dò dấu hiệu thông thường. Do đó, nếu sau một thời gian nhất định, thấy tình trạng của bản thân không thuyên giảm, bạn nên tới cơ sở y tế để được các y bác sĩ khám và chẩn đoán, đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

 

4. Các cách chẩn đoán tình trạng tắc ruột

Tắc ruột có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ lứa tuổi, giới tình nào. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc ổ bụng, hoại tử ruột, thủng ruột,…Do đó, việc khám và phát hiện sớm bệnh là thực sự cần thiết.

Tình trạng tắc ruột được các định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: Vị trí đoạn tắc, mức độ tắc ruột, cơ chế và nguyên nhân gây tắc,…

Tại cơ sở y tế, tùy mức độ rõ ràng của triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm, biện pháp chẩn đoán như:

– Siêu âm ổ bụng

– Chụp X – Quang

– Chụp CT scan

– Chụp cản quang

– Nội soi

Bạn có thể sẽ không cần thực hiện toàn bộ các biện pháp trên. Căn cứ vào tiền sử, mức độ bệnh, bạn sẽ được hướng dẫn lựa chọn một số biện pháp phù hợp nhất. Do đó, hãy lưu ý thông tin đầy đủ cho bác sĩ các triệu chứng, bệnh hiện tại của bản thân/người thân bạn nhé.

 

5. Điều trị tắc ruột như thế nào?

Nếu như tắc ruột cơ học thường điều trị bằng ngoại khoa phẫu thuật, thì ruột tắc cơ năng có thể điều trị bằng cả dùng thuốc hay ngoại khoa, tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh.

5.1 Với trường hợp tắc ruột không hoàn toàn

Ăn ít chất xơ để giảm kích thước khối phân, giúp phân nhỏ, dễ dàng đi xuống trong đoạn ruột và thoát ra ngoài. Nếu không tỏ ra hiệu quả, người bệnh cần được phẫu thuật để xử trí tắc ruột.

Phẫu thuật giúp xử trí các đoạn ruột bị tắc

Phẫu thuật giúp xử trí các đoạn ruột bị tắc

 

5.2 Với trường hợp tắc ruột hoàn toàn

Người bệnh được tư vấn áp dụng can thiệp phẫu thuật để loại trừ hết các yếu tố gây tắc nghẽn, tháo gỡ phần ruột tắc và bỏ đi các đoạn đã hoại tử và hư hỏng.

5.3 Một số biện pháp hỗ trợ khác

Dùng thuốc

– Sử dụng các thuốc hỗ trợ tăng cường nhu động ruột.

– Truyền nước/chất điện giải để tái cân bằng điện giải trong cơ thể.

Đưa thức ăn/phân ứ đọng ra ngoài bằng biện pháp nhân tạo

– Hậu môn nhân tạo: Là một chiếc túi để đưa phân thoát ra khỏi ổ bụng.

– Hút qua dạ dày: Là biện pháp dùng ổng, luồn qua mũi đưa vào dạ dày, giúp dẫn các chất lỏng tiêu hóa ra ngoài, hỗ trợ giảm đau và giảm áp lực trong ổ bụng. Áp lực trong ổ bụng giảm bớt giúp loại bớt áp lực trong ruột, khiến người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn.

Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:

– Người bệnh cần duy trì chế độ ăn khoa học, ăn uống đồ dễ tiêu, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích, khó tiêu.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, cường độ hợp lý theo tư vấn của y bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đã gửi tới bạn những thông tin hữu ích về tắc ruột cơ năng, nguyên nhân nào gây tắc ruột và điều trị sao cho hiệu quả. Hãy luôn quan tâm, theo dõi các dấu hiệu bất thường của bản thân để sớm phát hiện bệnh lý và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời nhất bạn nhé!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top