Chế độ ăn uống hàng ngày với các loại rau củ màu cam có thể là nguyên nhân khiến da bạn chuyển sang màu cam. Carotenemia là tình trạng không gây hại, da xuất hiện màu cam do tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm có chứa hàm lượng carotene cao, một sắc tố tự nhiên. Điều này xảy ra do sự dư thừa beta-caroten trong máu và xuất hiện ở các vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và vùng cánh mũi.
Khi làn da chuyển sang màu cam, lòng trắng mắt không thay đổi và niêm mạc miệng vẫn hồng và khỏe mạnh.
Ngoài cà rốt (một củ cà rốt chứa khoảng 4 miligam beta-carotene), các loại thực phẩm sau đây cũng chứa nhiều beta-carotene như:
Ngay cả các loại thực phẩm như táo, bắp cải, rau xanh, kiwi, măng tây, trứng và phô mai cũng có thể gây ra chứng carotenemia khi tiêu thụ với số lượng đủ lớn.
Ngoài thực phẩm, các chất bổ sung hoặc vitamin có chứa beta-carotene cũng có thể khiến làn da của bạn thành màu cam.
Một số loại thuốc có thể tạo ra phản ứng hóa học dẫn đến sự đổi màu da trong khi các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sắc tố tự nhiên của da. Nhiều loại thuốc, từ loại uống cho đến loại bôi tại chỗ đều có thể khiến da chuyển sang màu cam. Một số loại thuốc như:
Các loại kem tự nhuộm da trong nhà có chứa một chất hóa học gọi là dihydroxyacetone (DHA) có màu cam và khiến da bạn trở nên rám nắng. Sử dụng quá nhiều kem nhuộm da có thể khiến da bạn có màu cam.
Bạn vừa trải qua một cuộc phẫu thuật và làn da ở vùng đó có màu nâu. Rất có thể màu nâu cam trên da của bạn sau phẫu thuật là do betadine, một chất lỏng sát trùng được sử dụng để làm sạch và chuẩn bị cho vùng da mà bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ.
Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp cũng có thể khiến da bạn có màu nâu sẫm. Ví dụ, bệnh suy giáp (khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp) có thể tạo ra sự tích tụ carotene trong máu. Và như chúng ta đã biết, lượng beta-carotene dư thừa có thể khiến da bạn chuyển sang màu cam.
Các triệu chứng khác của bệnh suy giáp có thể bao gồm mệt mỏi, tê và ngứa ran ở tay, táo bón, tăng cân, đau nhức và yếu cơ, trầm cảm và những thay đổi trên khuôn mặt của bạn.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào liên quan đến màu da mà không biết lý do tại sao thì hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám. Mặc dù làn da có thể chuyển sang màu cam vì nhiều lý do (và hầu hết đều không nghiêm trọng), nhưng một số nguyên nhân có thể cần được điều trị ngay. Tóm lại, nếu làn da của bạn hơi chuyển sang màu cam, hãy đi kiểm tra ngay để được theo dõi và điều trị sớm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh