1. Thân nhiệt
Với 1 người ngủ đêm, thức ban ngày, thì thân nhiệt thấp nhất vào 6h sáng, cao nhất lúc tối.Thân nhiệt thấp nhất trong lúc ngủ, cao hơn 1 ít sau khi thức dậy khi ở trạng thái ngủ ngơi, bắt đầu tăng lên khi hoạt động .
Cơ chế bệnh sinh của sốt:
Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và nội độc tố vi khuẩn, virus, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất gây sốt ngoại sinh (pyrogens). Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất gây sốt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL – 1) và interleukin -6 (IL-6),IFN, TNFalpha, được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào tiết ra khi co tác động của các chất gây sốt ngoại sinh. Hoạt động của cytokin được thực hiện khi chúng tác động lên các nơron cảm ứng nhiệt ở vùng trước thị giác của vùng dưới đồi thị. Cytokin kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin nhóm E từ acid arachidonic. Prostaglandin E mà đặc biệt là PG-E1 sẽ kích thích quá trình tổng hợp adenyl monophosphat vòng (AMP vòng) để hoạt hoá quá trình sinh nhiệt.Từ đó, chúng ta thấy rõ vai trò của các cytokine đặc biệt là IL1 trong việc làm tăng thân nhiệt của cơ thể.
2. Mối liên quan giữa IL1 và tế bào
Vai trò của các cytokine đặc biệt là IL1 được đề cập đến trong nhiều sách, bài báo
Sau khi nhiễm vi khuẩn lao, đại thực bào tiết ra nhiều cytokine khác nhau như IL1, TNFα để hình thành nên các tôn thương ở trong lao (vd như u hạt) và các triệu chứng toàn thân như sốt, gầy sút cân.
3. Cortisol
Đây là hormon vô cùng quan trọng, bắt buộc đối với sự sống và được coi là “hormon stress”. Bình thường tuyến thượng thận tiết lượng hormon steroid với nồng độ cao nhất vào máu vào khoảng 4-10h giờ sáng, sau đó giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm về sáng rồi lại tăng dần, nó thay đổi biên thiên trong ngày để đáp ứng với các stress.
4. Mối liên quan giữa tế bào và Cortisol
Nhiều nghiên cứu gần đây khám phá ra trong Lao phổi cấp có sự tăng mức cortisol.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11069789
5. Giữa IL1 và cortisol
Nồng dộ cao cortisol gây feedback âm tính ngược lên IL1 tức là làm ức chế hoạt động của IL1.
Kết luận: trong tế bào, cytokine đặc biệt nồng độ IL1 tăng 1 cách rõ ràng và đẫn đến gây sốt, tuy nhiên việc tăng cortisol ở mức cao gây ức chế IL1 do đó sốt ở trong tế bào thường là sốt nhẹ.
Cortisol biến thiên trong ngày, mạnh nhất vào lúc tối muộn sau trong khi rất yếu vào lúc chiều tối dẫn đến có sự tăng nhiệt độ từ lúc chiều tối, gây ra hiện tượng sốt về chiều. Cần chú ý 1 điểm rằng tế bào có thể thay đổi hoạt động của cortisol cho nên ko phải bệnh nhân lao nào cũng có biểu hiện này 1 cách rõ ràng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh