✴️ Bệnh đau cổ

Nội dung

Tổng quan về bệnh đau cổ

Đau cổ được xác định về mặt vị trí giải phẫu là đau sau cổ gáy từ đường gáy trên (là đường cong ở dưới đường cao nhất của xương  chẩm) lan  xuống  vai  đến mỏm gai đốt sống ngực 1, lan ra hai bên đến v̀ng trên gai và phía trước có thể đến v̀ng trên đòn, thường ít gặp hơn đau lưng. Tuy nhiên, hàng triệu người có ít nhất một lần trong đời bị đau cổ có kèm hoặc không với đau lan xuống tay. Phần lớn các trường hợp đau cổ có thể tự giới hạn trong thời gian ngắn với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp đi kèm với triệu chứng cần phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tích cực hơn.

Đau thường do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính do cơ bị căng hay co thắt, giảm khả năng vận động đầu thường có triệu chứng đau đầu đi kèm. (Nguồn: Internet)

Phân loại bệnh đau cổ

Phân loại tương đối về mặt thời gian diễn biến, người ta chia làm hai loại đau cổ: cấp tính và mạn tính.

Đau cổ cấp tính: thường do tổn thương cân cơ và dây chằng, xuất hiện do tổn thương sau chấn thương hoặc do căng dãn cơ quá mức như ngủ nằm sai tư thế, khuân vác các vật nặng

Phần lớn các tổn thương nhỏ của cân cơ dây chằng sẽ lành trong khoảng vài ngày đến vài tuần do nguồn dinh dưỡng từ máu đến cân cơ tương đối nhiều. Có thể kết hợp điều trị với chườm nóng hoặc lạnh, vật lý trị liệu giúp giảm đau trong quá trình lành các tổn thương cân cơ.

Đau cổ mạn tính: những trường hợp đau cổ kéo dài hơn 2 tuần thường đi kèm các dấu hiệu báo động như đau lan  về  một tay kèm theo các triệu chứng tê và dị cảm. Khi có nh̃ững triệu chứng biểu hiện do các tổn thương thực thể, cần phải thực hiện các  cận  lâm  sàng  chuyên biệt để chẩn đoán.

Nguyên nhân gây bệnh đau cổ

Đau thường do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính do cơ bị căng hay co thắt, giảm khả năng vận động đầu thường có triệu chứng đau đầu đi kèm.

Các trường hợp đau cổ lan xuống tay có đi kèm với tê và dị cảm ở tay tăng dần theo thời gian, thường liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Phần lớn các trường hợp đáp ứng với điều trị nội khoa. Thời gian điều trị nội khoa trung bình từ 6 đến 12 tuần, nếu không đáp ứng có thể xét đến chỉ định phẫu thuật.

Đau cổ có liên quan đến hoạt động và tư thế đầu cổ. Đau thường xuất hiện từ từ trong nhiều năm. Thường liên quan đến các hoạt động gắng sức dồn dọc trục cột sống, gặp trong nhóm bệnh lý hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ.

Đau cổ liên quan đến hoạt động vụng về của tay, đau lan xuống tay, giảm khả năng phối hợp vận động tay và chân, giảm khả năng thực hiện các động tác tinh vi, thường xuất hiện chậm và tăng dần theo thời gian. Tổn thương bệnh lý do chèn ép tủy. Điều trị nội khoa đôi khi có thể giúp giảm đau, tuy nhiên, điều trị ph̃u thuật được ưu tiên khi có chèn ép tủy.

Đau cổ xuất hiện thay đổi trong ngày: thường  xuất  hiện vào  sáng sớm khi thức dậy và có thể giảm dần trong ngày, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài cử động cổ, cũng có thể xuất hiện khi thay đổi thời tiết và thường liên quan đến nhóm bệnh viêm khớp xương.

Các nguyên nhân khác của đau cổ

  • Chấn thương.
  • Viêm màng não.
  • Ung thư, các u.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

  • Đa số sẽ khỏi dần với điều trị tại nhà. Nếu không khỏi, người bệnh cần đi khám bác sĩ.
  • Cần đi khám ngay khi bị đau cổ nặng do chấn thương, ví dụ sau tai nạn xe cộ, ng̃ lao đầu, ng̃ từ trên cao xuống.
  • Không duỗi được tay chân.
  • Kèm đau đầu, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu tay chân.

 Chẩn đoán bệnh đau cổ

  • X-quang. Phát hiện hẹp khe giữa hai đốt sống, các bệnh giống viêm khớp, các u, trượt các đĩa đệm, hẹp ống sống, cột sống gẫy và không vững, các thay đổi do thoái hóa.
  • Chụp cắt lớp – cho thấy các chi tiết bên trong của cổ trên nhiều mặt cắt ngang.
  • Chụp cộng hưởng từ – giúp phát hiện chi tiết các yếu tố liên quan đến tủy sống và các dây thần kinh, các dây ch̀ằng và gân.
  • Chụp tủy sống – đôi khi được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho chụp cộng hưởng từ.
  • Ghi điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh đôi khi được dùng trong chẩn đoán đau cổ, tê bì hoặc kiến bò.

Điều trị bệnh đau cổ

Điều trị đau cổ tùy vào  nguyên nhân cụ thể sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân cần phải can thiệp phẫu thuật.

Điều trị nội khoa kết hợp thuốc kháng viêm không corticoid và vật lý trị liệu. Vai trò vật lý trị liệu rất quan trọng trong điều trị bao gồm các bài luyện tập kéo căng cơ và tăng sự dẻo dai của các cơ cổ.

Các phương pháp điều trị

  • Dùng thuốc: chống viêm (ibuprofen, naproxen), chống đau (acetaminophen), thư giãn cơ, chống suy nhược. Chườm nóng, chườm đá.
  • Tiêm tại chỗ corticosteroid để giảm đau: tiêm cạnh rễ thần kinh, tiêm vào các mặt khớp đốt sống cổ, tiêm vào cơ, tiêm vào khớp vai trong viêm khớp vai.
  • Điều trị vật lý. Để có được tư thế đúng, thẳng, chườm nóng hay chườm đá hay kích thích điện để giảm đau và phòng tái phát. Kéo cột sống cổ bằng sức nặng, ròng rọc hay đeo túi hơi quanh cổ.
  • Bất động ngắn hạn với túi hơi quanh cổ.
  • Các bài tập cho đau khi vận động cổ vai, tăng sức mạnh các cơ của cổ vai.
  • Phẫu thuật có thể được lựa chọn để giải ép cho rễ thần kinh hay tủy sống.

Bài tập kéo căng cơ 1

Bài tập kéo căng cơ (Nguồn: Internet).

Người bệnh đứng xoay mặt vào góc tường, hai chân đứng thẳng, hai tay nâng lên áp cẳng tay vào hai bức tường, khuỷu tay hơi thấp hơn hoặc ngang bằng vai. Hai cẳng tay chịu lực chống lại đẩy mặt về hướng góc tường, giữ 30 giây. Có thể lặp lại khoảng 10 lần trong một lần tập và 3 đến 5 lần tập một ngày.

Bài tập kéo căng cơ 2

Bài tập kéo căng cơ (Nguồn: Internet).

Người bệnh đứng thẳng, tay đưa lên cao và áp cẳng tay vào sát tường. Đầu xoay hướng ngược lại và nhìn xuống đất. Sau đó, dùng tay còn lại đặt lên đầu kéo theo chiều xoay của đầu và ra trước, giữ trong 30 giây.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top