Da đột nhiên đỏ và bỏng rát, đôi khi được gọi là ban đỏ hoặc đỏ ửng, là một triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Cháy nắng, tiếp xúc với chất kích thích và sử dụng thuốc chỉ là một số ít các nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp đỏ da đều dễ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, đỏ da đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh như lupus, ban đỏ, hoặc bệnh mạn tính có thể được điều trị.
Ngay cả khi thời tiết u ám, bạn vẫn có thể bị cháy nắng. Cùng với làn da đỏ, bạn có thể có:
Nếu vết cháy nắng khiến bạn bị phồng rộp nghiêm trọng trên một vùng da rộng, hoặc nếu cảm thấy chóng mặt, mất phương hướng sau khi bị cháy nắng thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Viêm da tiếp xúc kích thích là một phản ứng xảy ra khi bạn tiếp xúc với một chất gây tác động đến da của bạn, các chất đó bao gồm:
Các triệu chứng có thể bao gồm
Nên đi gặp bác sĩ nếu phát ban không biến mất hoặc tiếp tục tái phát sau khi bạn đến điều trị.
Bạn cũng có thể có phản ứng da sau khi tiếp xúc với thứ mà bạn bị dị ứng. Nếu thường xuyên xử lý hóa chất hoặc kim loại, bạn có thể bị dị ứng theo thời gian. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng.
Ví dụ, người chế tạo trang sức có thể bị dị ứng với niken. Hóa chất trong thuốc nhuộm mà nhà tạo mẫu tóc sử dụng cũng có thể gây các phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó, đỏ có thể là một phần của phản ứng miễn dịch trong cơ thể bạn.
Cần đi khám bác sĩ da liễu nếu bạn bị đỏ da và có các triệu chứng sau:
Các loại thảo dược, thuốc không kê đơn, thuốc theo toa đều có thể gây phản ứng dị ứng và các tác dụng phụ không mong muốn khác, bao gồm cả đỏ da.
Các loại thuốc có thể gây phát ban đỏ hoặc nổi mề đay bao gồm:
Các tác dụng phụ liên quan đến da
Các dấu hiệu dị ứng thuốc cần chú ý:
Phản ứng thuốc có thể nghiêm trọng, đôi khi có thể gây tử vong. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn bị phát ban sau khi dùng thuốc, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa, khiến da khô, nhạy cảm với các mảng đỏ ngứa, mờ dần và bùng phát theo thời gian. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng chúng có thể phát triển nhanh hơn theo thời gian.
Các triệu chứng bao gồm:
Bệnh chàm trông khác nhau tùy thuộc vào màu da, vết chàm thường có màu đỏ trên tông da sáng hơn và màu xám, nâu sẫm hoặc tím trên tông da sẫm màu hơn. Nếu nghi ngờ bị mắc chàm, hãy đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được làm xét nghiệm dị ứng và dùng thuốc theo toa.
Viêm da tiết bã hay còn được gọi là gàu, có thể xảy ra ở tất cả mọi người, chủ yếu là trẻ sơ sinh và người lớn từ 40 - 60 tuổi. Tình trạng này có thể gây ra:
Thông thường, dầu gội trị gàu có chứa selen sulfua có thể giải quyết được tình trạng này (trừ trường hợp là trẻ em thì phải đi khám bác sĩ nhi trước). Nếu không đỡ hoặc có các triệu chứng nhiễm trùng sau thì cần gặp bác sĩ da liễu:
Các triệu chứng tiềm ẩn bao gồm:
Gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Điều trị sớm có thể giúp tình trạng của bạn không trở nên trầm trọng
Bệnh vảy nến là một tình trạng da mạn tính khiến cơ thể bạn sản sinh ra các tế bào da quá nhanh. Sự phát triển nhanh chóng này làm cho các mảng đỏ thỉnh thoảng nổi lên
Các triệu chứng bao gồm:
Bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như mệt mỏi, yếu cơ và đau khớp. Một số tình trạng phổ biến cũng ảnh hưởng đến da:
Đối với bệnh này, bạn có thể cần dùng thuốc để điều trị toàn bộ các triệu chứng của mình.
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở nang lông trên da của bạn. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào bên trong nang lông của bạn do sử dụng bồn tắm nước nóng không sạch, cạo râu, nhổ lông. Khi nang lông bị nhiễm trùng, vùng da xung quanh có thể bị đỏ hoặc sẫm màu. Ngoài ra, nó cũng có thể sưng nhẹ, đôi khi nó trông giống như mụn đầu trắng. Nếu tình trạng này cứ quay trở lại thì bạn cần đến gặp bác sĩ.
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có khả năng gây tử vong. Nó xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt trên da. Bệnh thường ảnh hưởng đến cẳng chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở nơi khác như mặt hoặc cánh tay. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng:
Nhiễm trùng có thể lây lan, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị. Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, hãy đi khám ngay.
Nhiều loại virus gây phát ban đỏ trên da:
Một số loại virus này rất dễ lây lan. Một số có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin. Nếu nghi ngờ bị nhiễm virus, hãy đến gặp bác sĩ.
Các biện pháp làm dịu mẩn đỏ và bảo vệ làn da:
Để giảm bớt sự khó chịu và ngứa nhẹ:
Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh